ASUS đòi 70 triệu đồng để "bảo hành" một lỗi cỏn con trên RTX 4090 trị giá 52 triệu đồng
Sau khi vụ việc thu hút được sự chú ý từ cộng đồng mạng, ASUS đã đưa ra phương án giải quyết hợp lý hơn.
Một khách hàng của ASUS tại Canada đã chia sẻ trải nghiệm gần đây với dịch vụ sửa chữa của Asus, cho rằng hãng đã đưa ra mức giá "cắt cổ" - khoảng 3.758 CAD (tương đương 70 triệu đồng) để sửa chữa đầu cấp nguồn 16 pin của card đồ họa RTX 4090.
Mức giá này được cho là quá cao, đặc biệt khi card đồ họa được mua chỉ 2 tuần trước đó với giá bán lẻ 2.799 CAD (tương đương 52 triệu đồng). Điều này dĩ nhiên khiến người dùng nghi ngờ về chính sách sửa chữa của công ty.
Người dùng Reddit "Mulgoki" cho biết vấn đề chỉ nằm ở một kẹp nhựa giữ chặt đầu nối - mặc dù card vẫn hoạt động bình thường, nhưng kẹp bị sứt mẻ. Ngay cả khi hoạt động bình thường, đầu nối nguồn 16 pin của NVIDIA vẫn đang gặp phải sự cố nóng chảy, dẫn đến một làn sóng hỏng card dường như không hồi kết. Do đó, Mulgoki đã tuân theo lời khuyên của cả nhà bán lẻ và bộ phận hỗ trợ của ASUS và gửi card đi sửa chữa.
Người dùng Reddit này đã chia sẻ ảnh chụp màn hình cuộc trao đổi với ASUS. Không ai có thể ngờ rằng báo giá sửa chữa thay thế đầu nối nguồn lại lên tới 70 triệu đồng. Thậm chí, ASUS còn đưa ra một ưu đãi giảm giá 30% kỳ lạ sau khi người dùng yêu cầu kiểm tra lại báo giá.
Sau khi tiếp tục khiếu nại, Asus thông báo cho anh ta rằng card đồ họa không hoạt động do bị hư hỏng và không được bảo hành. Giải pháp duy nhất mà nhân viên dịch vụ của Asus đưa ra là thay thế card đồ họa với chi phí cao hơn giá bán lẻ ban đầu.
Sau khi khiếu nại thêm, người dùng được chuyển sang một quản lý khác, đề nghị mua lại card đồ họa và hoàn trả đầy đủ số tiền. Mặc dù đây có thể được coi là một kết quả khả quan, nhưng dường như không phải ai cũng có trải nghiệm như vậy với bộ phận hỗ trợ của ASUS.
Thật không may, vấn đề này dường như không phải là cá biệt hoặc chỉ giới hạn ở một khu vực cụ thể. Một video gần đây của YouTuber Gamers Nexus cũng nhấn mạnh tình trạng tương tự với máy chơi game ROG Ally của khách hàng, gặp phải sự cố trôi cần điều khiển, thời lượng pin suy giảm chỉ sau một năm sử dụng và khe cắm MicroSD bị lỗi.
ASUS không giải quyết các vấn đề này, mà thay vào đó, hãng đề cập đến các khiếm khuyết về ngoại hình như khe hở và một số vết xước trên vỏ máy, sau đó báo giá gần 200 USD để sửa chữa. Một trường hợp khác liên quan đến laptop Zephyrus G15 2022, ban đầu được gửi đi vì vấn đề màn hình nhưng khi nhận lại thì khung máy bị nứt.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng