Asus hé lộ mẫu card đồ họa không cần lắp thêm dây nguồn, chỉ dùng một khe cắm 'nhỏ mà có võ' để cấp điện
Tại sự kiện Computex 2023, Asus đã lần đầu tiên trình làng mẫu phiên bản đặc biệt của RTX 4070, vốn có khả năng hoạt động mà không cần cắm dây nguồn phụ.
- NVIDIA tuyên bố ngừng sản xuất 'card quốc dân' RTX 3060 Ti
- Ra mắt được gần 3 năm, mẫu card đồ họa phân khúc phổ thông giá rẻ này vẫn là 'vua' trên Steam ở thời điểm hiện tại
- Diablo 4 trở thành 'kẻ hủy diệt VGA', đốt cháy theo đúng nghĩa đen một card đồ họa cực cao cấp
- Mẫu card mở rộng lắp được tận 21 ổ SSD cho 168TB dung lượng lưu trữ siêu nhanh, tuy nhiên chi phí bỏ ra không hề rẻ
- GPU tích hợp cho laptop mới của AMD mạnh ngang mẫu card đồ họa rời phổ biến bậc nhất Steam, ngốn điện lại ít hơn đáng kể
Với những người đam mê tự mình xây dựng và lắp ráp các linh kiện phần cứng PC, việc quản lý các loại dây cáp khác nhau chính là một công đoạn…nhiêu khê và tốn thời gian nhất. Từ dây cáp nguồn cấp điện cho mainboard, card đồ họa (GPU), ổ cứng, quạt tản nhiệt, cho đến các loại dây cáp truyền tải dữ liệu – tất cả loại dây này đòi hỏi người dùng phải có kĩ năng sắp xếp sao cho gọn gàng và thẩm mĩ nhất có thể.
Các nhà sản xuất phần cứng đương nhiên hiểu rõ được 'nỗi khổ' này của người dùng. Tại sự kiện Computex 2023, Asus đã lần đầu tiên trình làng mẫu phiên bản đặc biệt của RTX 4070, vốn có khả năng hoạt động mà không cần cắm dây nguồn phụ.
Thông thường, với các mẫu card màn hình có công suất tiêu thụ điện lớn, người dùng bắt buộc phải cắm dây nguồn phụ (với đầu 8-pin, 12-pin hoặc-16 pin), được nối từ bộ nguồn (PSU) của PC vào một cổng tương ứng trên card để cấp điện.
Tuy nhiên, trong trường hợp của mẫu RTX 4070 được Asus hé lộ tại Computex 2023, ngoại hình của phiên bản này thoạt nhìn không có gì khác biệt so với các phiên bản RTX 4070 bình thường, ngoại trừ việc nó không tích hợp cổng để cắm dây nguồn phụ.
Theo đó, bên cạnh khe cắm PCIe Gen 4.0 x16 tiêu chuẩn, nó còn có một khe cắm phụ đặc biệt được kết nối trực tiếp với mainboard, nơi nguồn điện sẽ được cấp qua. Khe cắm này được Asus gọi với cái tên tạm thời là "GC_HPWR", trước khi có tên chính thức khi ra mắt.
Mặc dù có kích thước khá nhỏ, trông giống như một khe PCIe x1, khe cắm GC_HPWR có khả năng cấp điện với công suất lên đến 600 watt — tương đương với cáp 12VHPWR mới nhất từ bộ nguồn tương thích với chuẩn PCIe 5.0. Như vậy, người dùng giờ đây chỉ việc cắm cùng lúc khe cắm PCIe x16 và khe cấp nguồn GC_HPWR lên mainboard là đã có thể sử dụng mà không cần phải lắp thêm bất cần loại dây nguồn nào khác.
Theo tuyên bố của Asus, khe cắm cấp nguồn GC_HPWR là công nghệ độc quyền của hãng này. Tuy nhiên, trên thực tế, giải pháp sử dụng khe cắm để cấp nguồn cho thiết bị từng được Apple sử dụng trước đó trên các mẫu máy tính Apple Pro với mẫu card đồ họa Radeon Pro.
Cũng phải nói thêm rằng, để có thể sử dụng khe cắm bổ sung có thể cấp điện này, người dùng buộc phải mua thêm các mẫu mainboard nhất định của Asus có tích hợp đầu nối đặc biệt, do các mẫu mainboard thông thường trên thị trường hầu hết đều chưa hỗ trợ công nghệ trên.
Được biết thêm, tại Asus đã sử dụng phiên bản đặc biệt của mẫu mainboard Z790 TUF để trình diễn công nghệ trên tại Computex 2023. Theo dự kiến, hãng này sẽ trình làng các mẫu mainboard và card đồ họa có tích hợp khe cấp nguồn GC_HPWR vào thời điểm cuối năm nay.
Về giá cả, mặc dù vẫn còn sớm để suy đoán các phiên bản GPU và mainboard này sẽ có giá bao nhiêu, nhưng ASUS khẳng định chúng sẽ có giá cao hơn một chút so với các phiên bản thông thường, do chi phí sản xuất tăng thêm liên quan đến việc di chuyển và sắp xếp lại các đầu nối trên bo mạch.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng