Bác sĩ BV Đại học Y Dược bật mí: 7 điều đơn giản giúp "hack não", phát huy sự minh mẫn
Thường xuyên rèn luyện và học tập kỹ năng mới kết hợp với việc xây dựng các thói quen tốt, loại bỏ thói quen xấu (rượu, bia, thuốc lá)… sẽ giúp cho bạn có trí nhớ tốt và minh mẫn hơn.
- Nghiên cứu mới: Không chỉ phổi, virus SARS-CoV-2 còn có thể làm tổn thương não
- Thí nghiệm đầu tiên trong lịch sử chứng minh bộ não tự phát lại ký ức trong ngày khi bạn ngủ
- 6 nghịch lý kinh điển siêu đau đầu, nhưng đảm bảo sẽ giúp bạn có những phút giây rèn luyện não bộ cực kỳ đỉnh cao
- Microsoft lộ bằng chế nghe như phim viễn tưởng: Tận dụng sóng não của người dùng Internet để...đào tiền ảo
TS BS. Trần Công Thắng – Khoa Thần Kinh Bệnh viện Đại học Y Dược, trí nhớ là món quà tặng vô giá mà tạo hóa đã trao cho con người. Trí nhớ của con người sẽ bị suy giảm theo thời gian, tuổi tác… và nó có thể ảnh hưởng tới cuộc sống. Để giữ gìn trí nhớ mỗi người cần phải biết đến những điều sau:
Rèn luyện trí nhớ
Luyện tập thể dục là cách rèn luyện cho trí nhớ.
Tập thể dục sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, tập luyện trí óc sẽ làm trí nhớ minh mẫn. Cách rèn luyện là luôn học tập những kỹ năng mới, ví dụ như:
Chơi nhạc cụ, chơi ô chữ, học ngoại ngữ hoặc các môn học yêu thích.
Tạo thú vui mới như trồng cây, chạy xe đạp, vẽ tranh, cắm hoa...
Tình nguyện làm các công việc xã hội.
Đọc sách báo, xem ti vi để theo dõi tình hình trên thế giới và trong nước...
Tập thể dục đều đặn hàng ngày
Tập thể dục giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, các cơ quan chậm lão hóa, đặc biệt là các giác quan. Nó giúp chúng ta tiếp nhận các thông tin nhanh hơn và giữ lâu hơn. Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày còn giúp phòng ngừa stress và các bệnh lý gây giảm trí nhớ.
Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn nhiều trái cây và rau cải. Đây là thức ăn chứa nhiều chất chống ôxy hóa để bảo vệ tế bào não. Đặc biệt, phải hạn chế chất béo và tránh ăn khuya.
Không uống rượu
Người nghiện rượu lâu năm sẽ bị tổn thương não do thiếu dinh dưỡng, có nguy cơ cao bị giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.
Tránh căng thẳng
Khi bị stress, não sẽ phóng thích nhiều chất chống stress (ví dụ như cortisol), các chất này quá nhiều có thể gây tổn thương não. Stress kéo dài có thể làm bạn lo âu và trầm cảm, đây là một bệnh lý thường gây giảm trí nhớ.
Hãy nghỉ vài phút khi thấy quá căng thẳng, hít vào sâu và thư giãn. Nếu thấy căng thẳng kéo dài, hãy đơn giản hóa cuộc sống, sắp xếp lại công việc, đặt ra các mục tiêu cụ thể và đúng mức cho mỗi ngày, thậm chí phải cắt bỏ bớt công việc.
Chấn thương đầu có thể gây tụ máu trong não hoặc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lý mất trí nhớ. Hãy bảo vệ đầu bạn khi chơi thể thao và đặc biệt phải đội nón bảo hiểm khi chạy xe máy.
Dừng hút thuốc
Tên bạn sẽ được thêm vào danh sách người mất trí nhớ nếu bạn tiếp tục hút thuốc. Người hút thuốc lá có nguy cơ bị Alzheimer và sa sút trí tuệ do bệnh lý mạch máu não gấp hai lần người không hút thuốc. Hãy dừng hút thuốc lại, vẫn chưa muộn.
Đi khám khi bị suy giảm trí nhớ
Bác sĩ của bạn có thể giúp cho bạn hiểu tốt hơn về cơ chế của trí nhớ và gợi ý cho bạn những giải pháp thích hợp (các lời khuyên đơn giản, huấn luyện thực hành trí nhớ).
Bác sĩ sẽ tầm soát các yếu tố bệnh lý có thể làm nặng thêm tình trạng giảm trí nhớ của bạn như cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu... cũng như các tật của tai và mắt ảnh hưởng đến sự thu thập thông tin cho trí nhớ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng