Bài kiểm tra đơn giản này có thể dự đoán tuổi thọ của bạn, bác sĩ tim mạch cũng tin dùng
Bài kiểm tra giữ thăng bằng bằng 1 chân đã có lịch sử ít nhất 50 năm, khi nó được các bác sĩ sử dụng trong phòng khám tim mạch để kiểm tra nhanh sức khỏe bệnh nhân của mình.
- Thử thách 6 ngày 6 đêm ngồi ít hơn ở văn phòng: Đừng để công việc tàn phá sức khỏe của bạn
- Ghế là kẻ thù của sức khỏe: Nghiên cứu này nói nhân viên văn phòng nên bỏ ghế đi và ngồi xổm
- Khi thấy những mạch máu xanh này nổi lên ở chân, dân văn phòng đặc biệt nên cẩn thận
- Tập thể dục để khoẻ thì lúc nào cũng được, nhưng nếu muốn giảm mỡ nhanh: Nữ nên tập sáng, nam nên tập tối
- Dân văn phòng và hội lái xe có chung điểm gì mà lại cùng uống Tottri?
Một thời, nó đã từng là một thử thách làm mưa làm gió khắp Facebook cũng như các trang mạng xã hội: #OLSchallenge hay One Leg Stand Challenge là thử thách yêu cầu bạn đứng bằng một chân và đếm số giây mình đứng được.
"Bình thường, một người dưới 50 tuổi có thể giữ thăng bằng trên một chân trong vòng 40 giây. Một người ở độ tuổi 60 có thể làm vậy trong 20 giây và ở độ tuổi 70, con số là khoảng 10 giây", Anat Lubetzky, một phó giáo sư tại Khoa Vật lý trị liệu, Đại học New York cho biết.
Mới đây, Lubetzky và các đồng nghiệp của mình đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy những người không vượt qua được thử thách đứng trên 1 chân có tới 84% nguy cơ tử vong sớm vì mọi nguyên nhân trong vòng 7 năm.
"Mất khả năng giữ thăng bằng là một vấn đề có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh thần kinh, các vấn đề chỉnh hình, thị lực, các vấn đề trong nhận thức không gian, lối sống ít vận động, tốc độ phản xạ của cơ thể, nhận thức và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Nếu khó có thể giữ thăng bằng trên một chân, bạn cần nghĩ đến việc cải thiện sức khỏe tổng thể và củng cố thể lực của bản thân mình ngay hôm nay", phó giáo sư Lubetzky cho biết.
Nguồn gốc thử thách đứng bằng một chân
Bài kiểm tra giữ thăng bằng bằng 1 chân đã có lịch sử ít nhất 50 năm, khi nó được các bác sĩ sử dụng trong phòng khám tim mạch để kiểm tra nhanh sức khỏe cho bệnh nhân của mình.
Nhưng đến năm 2014, từ một nghiên cứu Đại học Kyoto, Nhật Bản mà bài kiểm tra này mới được xác thực và phổ biến rộng rãi. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tuyển dụng gần 1.400 tình nguyện viên tham gia vào một bài kiểm tra giữ thăng bằng trên 1 chân trong vòng 20 giây.
Các tình nguyện viên sau đó tiếp tục được thực hiện các bài kiểm tra sức khỏe khác như chụp cộng hưởng từ não bộ MRI và theo dõi định kỳ thường xuyên. Kết quả cho thấy khả năng đứng một chân, nhắm mắt giữ thăng bằng liên quan đến các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ như: tiểu đường, mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, hút thuốc lá…
Khi các yếu tố nguy cơ này tăng lên, thời gian giữ thăng bằng ở tư thế đứng 1 chân sẽ càng giảm xuống, và con số dưới 20 giây là mốc đáng lo ngại.
Bên cạnh đó, việc không thể đứng quá 20 giây là dấu hiệu cảnh báo trục trặc ở các mạch thần kinh nằm sâu trong não, điển hình như tắc nghẽn mạch máu não, xuất huyết não… khiến tay và chân không thể phối hợp ăn ý.
Trong những năm trở lại đây, song song với việc được nhiều bác sĩ đã áp dụng tại phòng khám tim mạch của mình, bài kiểm tra đứng bằng một chân cũng tiếp tục được nhiều nhà nghiên cứu điều tra xác thực.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí BMJ đã khảo sát 2.760 tình nguyện viên 53 tuổi và thấy bài kiểm tra đứng bằng một chân cho ra những dự báo về sức khỏe tốt hơn bài kiểm tra sức nắm tay.
Cụ thể sau khoảng thời gian theo dõi kéo dài 13 năm, các nhà khoa học nhận thấy những người không thể giữ thăng bằng trong 2 giây có khả năng tử vong cao hơn gấp 3 lần so với những người có thể đứng bằng một chân trên 10 giây.
Nghiên cứu mới nhất của phó giáo sư Lubetzky đăng trên tạp chí British Journal of Sports Medicine số tháng 6 cũng cho kết quả tương tự. Theo đó trong số 1.700 tình nguyện viên trong độ tuổi 51-75 tham gia vào nghiên cứu, những người không thể đứng một chân trong 10 giây có nguy cơ tử vong lên tới 17,5% trong vòng 7 năm theo dõi, so với con số chỉ 4,6% ở nhóm hoàn thành bài kiểm tra này.
Tại sao bài kiểm tra đơn giản này lại được các bác sĩ tin tưởng?
Đầu tiên, phải nói đến các nghiên cứu về nó đã được thiết kế rất cẩn thận. Kết quả của các thí nghiệm đều đã được điều chỉnh theo các yếu tố như tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch của tình nguyện viên, tiền sử bệnh tim và tăng huyết áp của chính họ.
Điều này giúp loại bỏ các yếu tố nhiễu có thể ảnh hưởng tới kết quả và độ chính xác của nó.
Thứ hai, một số nghiên cứu đã chứng minh thuyết phục có mối liên hệ giữa bệnh mạch máu nhỏ ở não và sự gia tăng nguy cơ đột quỵ ở những người không thể đứng bằng một chân quá 20 giây.
Hơn 30% những người không thể giữ thăng bằng trên một chân sau đó được phát hiện đã mắc bệnh mạch máu não nhỏ, xuất huyết não hoặc cả hai. Bệnh mạch máu nhỏ phát triển khi các mao mạch trong não dày lên và cản trở sự lưu thông trơn tru của máu. Các mao mạch thậm chí có thể bị chảy máu và gây xuất huyết trong não, dẫn đến đột quỵ.
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2008 đã chứng minh bệnh mạch máu não nhỏ có liên quan đến sự suy giảm nhận thức. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng suy giảm nhận thức nặng hơn, cùng sự phát triển của các tình trạng điển hình liên quan đến tuổi tác như mất trí nhớ, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.
Điều này chỉ ra rằng hiệu suất nhận thức cũng là một chỉ số quan trọng về nguy cơ đột quỵ ở mọi người, đặc biệt là những người không thể giữ thăng bằng bằng một chân trong tối thiểu 20 giây.
Cũng đã có một số nghiên cứu liên quan đến sự ổn định tư thế và khả năng duy trì dáng đi đối với sức khỏe não bộ. Theo đó, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các tổn thương ở một vùng cụ thể của não do đột quỵ và rối loạn chức năng dáng đi.
Một nghiên cứu phát hiện những bệnh nhân đột quỵ mãn tính có dáng đi không đối xứng, thì cũng có khả năng bị tổn thương ở một số vùng não sau cao hơn 60-80% so với những người không có bất thường về tư thế của họ.
Kết quả từ những nghiên cứu này tiếp tục củng cố sự tin cậy đối với bài kiểm tra khả năng giữ thăng bằng bằng một chân, như một dấu hiệu chỉ ra nguy cơ tổn thương não và đột quỵ.
Theo một nghiên cứu, sự phối hợp tay và chân được điều khiển bởi một mạng lưới thần kinh phức tạp. Các mạch cảm giác kiểm soát tầm nhìn, cảm giác về vị trí của cơ thể trong không gian và chức năng tối ưu của hệ thống tiền đình quyết định khả năng thăng bằng trên một chân của bạn. Vì vậy, không có khả năng duy trì thăng bằng có thể là dấu hiệu của tổn thương trong mạch thần kinh cần được chăm sóc y tế.
Rối loạn chức năng thăng bằng cũng là một di chứng thường gặp sau đột quỵ. Những cơn đột quỵ nghiêm trọng nhất có xu hướng gây ra những khuyết tật về thể chất nghiêm trọng nhất. Vì vậy, nếu bạn kết nối những phát hiện này lại với nhau, có vẻ như sự suy giảm khả năng giữ thăng bằng cũng là dấu hiệu sớm của tổn thương não, một yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Cởi giày và thực hiện thử thách đi thôi
Bởi One Leg Stand Challenge là một bài kiểm tra rất đơn giản, bạn có thể tự thực hiện nó ở nhà mà không cần phải tới phòng khám của bác sĩ tim mạch. Để thực hiện thử thách này, bạn chỉ cần làm theo các bước sau:
- Chuẩn bị đồng hồ hoặc điện thoại có chức năng bấm giờ.
- Tháo giày dép khỏi chân, đặt 1 tay lên ngang hông.
- Dùng một chân làm trụ, chân còn lại co lên vuông góc với chân trụ hoặc đặt úp bàn chân vào bắp chân trụ
- Giữ nguyên tư thế và bắt đầu tính giờ, bạn cũng có thể nhắm mắt lại
Dưới đây là bảng kết quả trung bình để bạn đối chiếu:
- Người dưới 40 tuổi có thể đứng được 45 giây khi mở mắt hoặc 15 giây khi nhắm mắt
- Người từ 40-49 tuổi có thể đứng được 42 giây khi mắt mắt hoặc 13 giây khi nhắm mắt
- Người từ 50-59 tuổi có thể đứng được 41 giây khi mắt mắt hoặc 8 giây khi nhắm mắt
- Người từ 60-69 tuổi có thể đứng được 32 giây khi mắt mắt hoặc 4 giây khi nhắm mắt
- Người từ 70-79 tuổi có thể đứng được 22 giây khi mắt mắt hoặc 3 giây khi nhắm mắt
Các bác sĩ khuyến cáo những người có nguy cơ đột quỵ cao – như người có tiền sử bệnh lý gia đình, trong nhà có người mắc bệnh tim hoặc bản thân đang mắc tiểu đường, cao huyết áp – nên làm bài kiểm tra này thường xuyên.
Ngoài ra, những người khỏe mạnh bình thường cũng có thể thử thách bản thân mình với One Leg Stand Challenge. Đừng quên là chúng ta có những cách để cải thiện điểm số trong bài kiểm tra này, bên cạnh việc giữ lối sống lành mạnh và tăng cường sức khỏe thể chất chung của bạn.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng