Bí mật nằm ở chỗ bạn có thể “lấy độc trị độc”.
Đường là một kẻ thù đáng gờm với sức khỏe con người. Nó không chỉ xuất hiện dưới nhiều dạng thức mà đôi khi lén lút lẻn vào chế độ ăn của chúng ta, đường thậm chí còn có thể cực kỳ dế dàng gây nghiện. Trong thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn đường và các chất tạo ngọt nhân tạo sẽ lại gây ra những cơn thèm đường. Bởi vậy, mỗi miếng cắn vào đồ ngọt là bạn đang thúc đẩy một chu kỳ không lành mạnh phát triển thêm.
Nghiên cứu từ Đại học Connecticut chỉ ra bánh Oreo thậm chí còn gây nghiện hơn cả cocain và heroin. Điều đó giải thích tại sao cả một gói bánh thường sẽ biến mất trong chốc lát mỗi khi bạn ăn. Không còn gì phải ngạc nhiên khi sự thèm muốn đồ ngọt cứ tấn công bạn thường xuyên. Bởi vậy, khi đã biết được những điều này, quan trọng là bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để chiến đấu với nó.
Để giúp bạn làm được điều này, dưới đây là những lời khuyên của Carolyn Brown, Thạc sĩ, chuyên gia dinh dưỡng của Foodtrainers- một website uy tín về cung cấp các thông tin liên quan tới thực phẩm và ăn uống lành mạnh:
1. Tự dưng bạn thèm một cây kem ngọt
Chiến đấu bằng cách: Chuyển sang hoa quả đông lạnh.
Bí mật nằm ở chỗ bạn có thể “lấy độc trị độc”: dùng đường để chống lại đường. Nghe có vẻ tuyệt vời đến khó tin, nhưng thực sự là những đồ ngọt tự nhiên sẽ là thứ vũ khí bí mật của bạn. Bạn có thể sẽ không cần sử dụng đến chúng trong một vài ngày, nhưng hãy luôn dự trữ bên bạn những đồ ngọt có nguồn gốc tự nhiên.
Dù cho bạn có ăn lành mạnh đến cỡ nào đi chăng nữa, sẽ có một vài giây phút yếu đuối xảy ra khi bạn thèm đường. Nhưng đừng thỏa mãn nó bằng đường trắng, vì loại đường này chỉ khiến bạn rơi vào vòng xoáy ăn ngày một nhiều hơn. Brown khuyên bạn nên ăn trái cây khi cảm thấy thèm đồ ngọt: “Hãy ăn nho đông lạnh và chuối mềm khi bạn thấy thèm ăn đồ ngọt sau bữa tối”.
2. Bạn sợ bị cuốn vào vòng xoáy ăn đường liên tục
Chiến đấu bằng cách: Hãy trở nên khó tính với thành phần của đồ ăn.
Nếu cơ thể bạn cảm thấy đang cần có chất ngọt nhân tạo, được thôi, thực ra là cảm giác đòi hỏi ấy thực ra là một cái bẫy. Vì vậy điều quan trọng ở đây là bạn phải chắc chắn có thể tự kìm chế bản thân, và có cho phép đôi chút nhượng bộ.
“Thông thường thì thành phần dinh dưỡng quan trọng hơn lượng calo, nhưng một nguyên tắc vàng ở đây là chỉ được cho phép tối đa 100 calo chất ngọt sau bữa tối”, Brown nói. Chừng đó sẽ cho phép bạn nhấm nháp 1 ounce sô cô la đen (gần 30 gam) mà không khiến chế độ ăn lành mạnh bị phá vỡ. Khi nói đến thứ đồ ăn vặt để đối phó với cảm giác thèm ngọt thì sô cô la đen là một trong những thứ tốt nhất.
3. Khoảng 10 giờ đêm, bạn biết là không nên ăn đồ ngọt nhưng chẳng thể cưỡng lại
Chiến đấu bằng cách: Uống một cốc trà.
“Những cốc trà là thứ thật tuyệt vời”, Brown phải thốt lên. Bạc hà, gừng và quế, tất cả sẽ giúp bạn chống lại sự thèm muốn mà không khiến lượng đường bị quá tải. Bên cạnh đó, với rất nhiều sản phẩm trà đa dạng, bạn sẽ chẳng bao giờ thấy nhàm chán với thức uống này.
Trong trường hợp bạn vẫn cần tăng một chút độ ngọt của trà, chỉ cần thêm vào đó một muỗng cà phê mật ong. Mật ong là lựa chọn lành mạnh hơn cho cơ thể bạn (và cả lượng đường trong máu) so với đường trắng hoặc các chất ngọt khác.
4. Bạn thèm một món ngọt tráng miệng
Chiến đấu bằng cách: Tìm kiếm một thứ gia vị nào đó để thay thế.
Nghe có vẻ lạ, nhưng chắc chắn, chiến lược này sẽ hiệu quả. Foodtrainers khuyên khách hàng của họ nhai hạt tiểu hồi sau bữa ăn để giúp ngăn chặn cơn thèm muốn với đồ ngọt. Lí do vì hạt tiểu hồi có vị ngọt tự nhiên và không cần thềm bất kỳ loại đường nào. Nó sẽ giúp dập tắt cảm giác thèm ăn đồ ngọt của bạn.
Chưa hết, một lợi ích thêm nữa, hạt tiểu hồi được biết đến với tác dụng chống đầy hơi và giảm cảm giác thèm ăn. Đây có thể được coi là một lợi ích nhân đôi giúp bạn giảm kích thước vòng bụng của mình.
5. Bánh kẹo có sẵn trên bàn làm việc và bạn không thể kìm chế được
Chiến đấu bằng cách: Giữ cho tay bạn luôn bận rộn.
Cơn thèm đường cũng giống như các cơn thèm/cơn nghiện khác ở một điều cơ bản: Bạn phân tâm đủ lâu, nó sẽ trôi qua. Brown giải thích rằng một loại thực phẩm nào đó khiến bạn phải vận động có thể là công cụ mạnh mẽ để chống lại khoảnh khắc yếu đuối trước đường.
Ví dụ, bằng cách bóc một quả quýt, tâm trí và cả tay của bạn đang bị phân tâm, kết quả bạn có nhiều khả năng tránh được việc chìm đắm vào một cốc kem hơn khoảng thời gian chỉ 5 phút trước đó. Hay đơn giản, đánh răng cũng có thể làm việc như một cánh cửa đóng lại bữa ăn đêm của bạn. Bằng cách đánh răng, bạn đang nhắc nhở cơ thể mình rằng nhà bếp đã đóng cửa.
6. Bạn nghĩ đến đường suốt cả ngày
Chiến đấu bằng cách: hãy nhìn vào cốc cà phê sáng
“Việc cho đường vào cốc cà phê buổi sáng đã là bước khởi đầu cho việc thiết lập cảm giác thèm đường trong cả ngày dài”, Brown giải thích. Cũng như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trước đó, đường thích có bầu bạn. “Càng ăn nhiều đường, bạn sẽ càng thèm đồ ngọt hơn”, Brown nói.
Bởi vậy, một trong những cách để giảm sự thèm muốn của bạn đơn giản chỉ là xóa sổ đường ra khỏi cốc cà phê sáng của bạn. Tất nhiên, điều này bao gồm cả các chất ngọt nhân tạo, bởi chúng cũng đang đánh lừa cơ thể bạn vào thèm đồ ăn ngọt.
7. Bạn đã sẵn sàng để kiểm soát lại.
Bắt đầu những “ngày ăn mặn”.
Một cách để cắt giảm lượng đường (và từ đó giảm cảm giác thèm đồ ngọt) là loại bỏ hoàn toàn đường một cách đột ngột, nhưng chỉ cần tạm thời trong thời gian ngắn. “Chúng tôi thường khuyến cáo những ngày gọi là “ngày mặn”, khi bạn không ăn bất cứ thứ gì chứa đường suốt cả ngày”. Mặc dù chiến lược không đường này chỉ kéo dài 1 đến 2 ngày, chừng đó là đủ để bạn chiến đấu với cơn thèm đồ ngọt và khiến vị giác của bạn điều chỉnh tránh xa đường thêm một chút.
Theo Eatthis
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng