Cho tới khi có những trường hợp đáng tiếc xảy ra, người ta mới dừng việc sử dụng chất kích thích tràn lan trong thể thao.
Doping vẫn luôn là vấn nạn của ngành thể thao nói chung hay cụ thể Thế vận hội nào nói riêng. “Bất kì chiến thắng nào năm nay, năm thiếu vắng nước Nga, sẽ có một mùi vị khác biệt”, đó là những gì tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong Hội nghị Qlympic Quốc tế (IOC), trước việc các vận động viên nước Nga bị cấm thi đấu tại Olympics Rio 20165 do nghi vấn sử dụng doping. Tổng cộng 108 vận động viên Nga ở 5 nội dung sẽ không được tham dự Đại hội năm nay.
Chúng ta đang hướng tới việc xóa bỏ hoàn toàn doping, thứ đã gắn liền với Đại hội thể thao từ lần đầu tiên chúng xuất hiện.
Vận động viên nhảy sào Yelena Isinbayeva đã bị cấm thi đấu tại Thế vận hội Rio năm nay.
Việc sử dụng doping trong thể thao đã có từ thời Hy Lạp cổ đại
Có 6 bức tượng đứng thẳng hàng trên con đường dẫn tới Sân vận động Peloponnese, cách Athens 175 km, trên đó ta sẽ thấy tên của những vận động viên đã phạm luật Đại hội Olympics đầu tiên có từ năm 776 trước Công nguyên. Phương pháp trừng phạt lúc ấy không chỉ là cấm các vận động viên đó thi đấu, mà còn là một vết chàm lưu lại muôn đời. Đó là cách thức cực kì “độc ác” mà người Hy Lạp cổ trừng phạt một vận động viên phạm luật, tuy vậy lại không có một tài liệu nào ghi lại việc sử dụng doping là gian lận.
Mục tiêu của các vận động viên trong đa số trường hợp là tăng sức mạnh của bạn thân và vượt qua sự đuối sức. Để làm được điều đó, họ đã sử dụng những thứ chất kích thích như rượu mạnh, nhiều loại rượu vang, nấm gây ảo giác hay một số loại hạt. Charmis của Laconia đã thắng cuộc thi chạy nhanh đã có một chế độ ăn kiêng gồm thực phẩm chính là quả sung khô.
Những bữa ăn với nấm và thịt cũng đã được thử nghiệm, những bữa ăn với bánh mì và chất giảm đau, nấu với gia vị được chiết xuất từ cây anh túc. Đa số những chất kích thích nguyên thủy mà các vận động viên xưa sử dụng đều đến từ thiên nhiên.
Những vận động viên Hy Lạp cổ đại, hình ảnh được trang trí bên lọ gốm.
Phải hơn 1.500 năm sau Thế vận hội Olympic mới lại được tiếp tục tổ chức. Nhưng trước mốc thời gian ấy, vào giữa thế kỷ 19, đã có những người sử dụng doping trong các cuộc thi hiện đại. Không phải tự nhiên mà họ lại có được các loại thuốc kích thích ấy, bởi lẽ những năm tháng đó là điểm khởi đầu của nhiều phương thuốc hiện đại. Năm 1850, một thời đại mới mở ra với những thử nghiệm khoa học về tác dụng của hormone.
“Cuối thể kỷ 19, các chất kích thích bắt đầu được các vận động viên sử dụng thường xuyên và không một ai nghĩ tới việc trục xuất vận động viên bởi họ sử dụng các chất đó cả”, giáo sư Charles E. Yesalis tại Đại học Bang Pennsylvania nói, Một trong những trường hợp sử dụng doping được ghi lại đầu tiên là vào năm 1865, khi mà vận động viên bơi lội đã sử dụng một loại chất kích thích không rõ danh tính.
Những thử nghiệm về chất kích thích vẫn cứ thế tiếp tục cho tới khi một vận động viên bỏ mạng, lúc ấy những hồi chuông cảnh báo mới chính thức rung lên. Đó là trường hợp xấu số của Arthur Linton, một vận động viên đạp xe người Anh, mất năm 1896 do sử dụng quá liều ephedrine. Hai tháng trước khi diễn ra cuộc đua Bordeaux-Paris, Linton đã sử dụng một lượng lớn thuốc kích thích.
Sử dụng doping trong Thế vận hội Olympic hiện đại
Vấn nạn sử dụng chất kích thích không biến mất với việc cuộc thi Olympic được tổ chức quy củ hơn vào năm 1896, thậm chí là ngược lại, nhiều trường hợp có thể hiện rõ ràng tới mức lộ liễu.
Vào Đại hội năm 1904 tại St. Louis, Mỹ người chiến thắng bộ môn marathon Thomas Hicks đột quỵ ngay sau khi vượt qua vạch đích. Bác sĩ cá nhân của vận động viên điền kinh này đã cho anh Hicks sử dụng strychnine và uống rượu mạnh trước khi thi đấu. Lời bình luận của ông bác sĩ này khi chăm sóc Thomas Hicks đang bất tỉnh trên đường đua đã nói lên đại bộ phận suy nghĩ của những người thời bấy giờ: “Những cuộc đua marathon, theo một góc nhìn y học, là dịp để thể hiện sự hiệu quả của thuốc kích thích với vận động viên”.
Và từ thời điểm ấy, chất kích thích trở nên thịnh hành với việc rượu, caffeine, cocaine và strychnine, … mọi thứ đều được chấp thuận. Chỉ khi những chất ấy không được vận động viên tình nguyện sử dụng hay nó ảnh hưởng tới màn trình diễn của vận động viên, chúng mới bị tố cáo.
Năm 1967, thảm kịch đã xảy ra tại Tour de France khi vận động viên người Anh, Tom Simpson đã đột quỵ và thiệt mạng trên con dốc huyền thoại dẫn lên Mont Ventoux. Khám nghiệm cho thấy anh đã trộn lẫn amphetamine với rượu và chính thứ chất kích thích ấy đã khiến anh bị trụy tim.
Tom Simpson, vận động viên đầu tiên đột quỵ và bỏ mạng bởi chất kích thích, khi anh mới chỉ 29 tuổi.
Trường hợp của Tom Simpson là lần đầu tiên việc sử dụng doping gây tử vong được chiếu trên phương tiện truyền thông và nó đã tạo ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ, khiến cho IOC bị buộc phải đưa ra những quy định ngăn việc sử dụng chất kích thích.
Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của đạo luật mới không đủ để ngăn cấm việc sử dụng doping tiếp diễn trong lịch sử dài của Olympic. Các vận động viên thậm chí không ngại ngùng thừa nhận mình sử dụng chất kích thích, thậm chí nhiều tờ báo thể thao như Track and Field News còn gọi chất kích thích với một cái tên hoa mỹ là “bữa sáng của nhà vô địch”. Trên tờ Los Angeles Times năm 1971, một vận động viên cử tạ nói thẳng ra rằng: “Chúng ta sẽ xem xem steroid của tôi hay của họ tốt hơn trong cuộc thi tới”.
Cái tên mỹ miều mà người ta đã đặt cho thuốc kích thích.
Năm 1988, 20 năm sau khi việc cấm doping được ban hành, một cuộc điều tra của tờ New York Times đã kết luận rằng ít nhất một nửa số vận động viên tham dự Thế vận hội Seoul đã sử dụng chất kích thích bị cấm, một trong số đó là Ben Johnson, người về nhất trong bộ môn 100 mét đã bị tước huy chương và cấm thi đấu. Vào thời điểm ấy, bác sĩ riêng của từng đội tuyển các nước vẫn chuẩn bị thuốc kích thích cho vận động viên mà không lãnh hậu quả gì.
Chỉ trích Ủy ban Olympic và những hành động cần thiết
Có lẽ đi kèm với tận thế Y2K thì người ta mới lo lắng dần cho tính mạng những người đang sống trên Trái Đất này.
Tại Thế vận hội Sydney năm 2000, rất nhiều chuyên gia đã công kích IOC rằng họ đã quá thờ ơ với việc vận động viên sử dụng chất kích thích tràn lan và gần như, sự việc này đang dần trở thành một "dịch bệnh" lây lan ra ngành thể thao toàn thé giới.
Những bài báo chỉ trích nêu lên con số vận động viên sử dụng doping đáng lo ngại. Cuối cùng thì Frank Shorter, nhà vô địch marathon Olympic cũng là phát ngôn viên của Cơ quan Chống chất kích thích Mỹ đã lên tiếng, rằng họ không chỉ nhận định đây là một vấn đề nghiêm trọng trong thể thao mà còn để lại những hậu quả khó lường khác nữa.
Những loại thuốc kích thích tổng hợp mới như hormone tăng trưởng có những tác dụng phụ như mất thị lực, gây nguy cơ trụy tim cao hay gây tiểu đường và u ác tính. Một trong những tác dụng phụ gây nhiều tổn hại nhất là tới gan của người sử dụng.
Những loại chất kích thích gây nên các hiệu ứng phụ trên không hề bị phát hiện cho tới năm 2000. Giờ thì mọi nước đều đã cấm sử dụng chất kích thích trong thi đấu thể thao, những trường hợp phát hiện được thì sẽ phạt rất nặng. Nhưng có vẻ như điều này không ngăn cản được nước Nga đã giấu nhẹm việc sử dụng chất kích thích cho hàng trăm vận động viên.
Trong quá khứ, khởi nguồn của doping đã bắt đầu với Thế vận hội cổ xưa của người Hy Lạp và chắc chắn thời đó thì không có một scandal nào diễn ra. Nhưng mọi sự đã khác vào năm 2016 này, khi sự việc sử dụng chất kích thích trong thi đấu đã làm cộng đồng rung chuyển, ngay trước thềm Đại hội Olympic Rio diễn ra tại Rio de Janeiro.
Vẫn còn đó những vận động viên chân chính, giữ ngôi vương thế giới mà không cần tới doping - Usain Bolt mỉm cười khi không thấy ai bắt kịp được mình.
Bên cạnh những siêu sao như Usain Bolt, Michael Phelps ta vẫn thấy chất cấm trong thi đấu ấn trốn đâu đó trong làng thể thao chuyên nghiệp, và khi đã áp dụng cụm từ “chuyên nghiệp” thì chuyện này là hoàn toàn không được xảy ra. Một phần để giữ một hình ảnh trong sạch của làng thể thao thế giới, một phần lớn nữa là để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Tham khảo BVAOM
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng