Băn khoăn mua smartphone mới, đâu là hãng điện thoại có chính sách bảo hành tốt nhất?
Các chính sách, chế độ bảo hành cũng là một yếu tố đáng để người dùng quan tâm khi mua mới smartphone.
Bên cạnh những yếu tố như giá thành, tính năng hay cấu hình smartphone, đã bao giờ bạn thực sự quan tâm tới các chế độ hay chính sách của nhà sản xuất. Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi, trong một ngày đen đủi, nếu chiếc smartphone mà bạn sở hữu, lỡ rơi vỡ, liệu hãng điện thoại có chấp nhận bảo hành thiết bị, hay bạn sẽ phải bỏ thêm một khoản phí nào đó?
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quát về chế độ bảo hành của các hãng để từ đó lựa chọn cho mình hãng điện thoại có chính sách bảo hành mà bạn cảm thấy là tốt nhất.
Chính sách bảo hành
Có thể nói, bảo hành điện thoại là một trong những công cuộc gian nan nhất đối với người dùng smartphone. Tùy thuộc vào các nhà sản xuất khác nhau, người dùng sẽ có các chế độ bảo hành khác nhau. Tuy nhiên, phần đông các hãng điện thoại đều tỏ ra "khó tính" trong chính sách bảo hành.
Nếu lỡ để rơi hoặc có những tác động xấu đến smartphone, hầu hết các trường hợp bảo hành máy đều bị từ chối thẳng thừng, dù cho những tác động trước đó chẳng hề liên quan tới lỗi cần bảo hành.
Đơn cử như việc, bạn làm rơi chiếc smartphone mới mua, khiến máy bị móp hoặc tróc sơn. Tuy nhiên, một tháng sau đó, cổng microUSB trên máy bất ngờ ngưng hoạt động. Theo bản năng, bạn sẽ mang máy tới hãng để bảo hành, thế nhưng, kết cục là trung tâm bảo hành sẽ từ chối sửa chữa/thay thế miễn phí cho thiết bị của bạn.
Từ đây có thể rút ra, nếu thiết bị của bạn đã bị hư hại trước đó như việc làm rơi, làm móp máy, chắc chắn, bạn nên sớm từ bỏ ý nghĩ smartphone của mình sẽ được bảo hành miễn phí.
Bây giờ hãy quan tâm đến thời lượng gói bảo hành mà các nhà sản xuất cung cấp cho người dùng hiện nay:
Tại thị trường châu Âu, tất cả các nhà sản xuất đều phải tuân thủ với quy chế bảo hành thiết bị điện tử trong 2 năm. Do đó, Apple cũng thực hiện theo quy chuẩn này, tuy nhiên, tại các thị trường khác, chế độ bảo hành chính hãng chỉ được áp dụng trong một năm. Tất nhiên, Apple cũng cung cấp cho người dùng gói bảo hành thêm, trong vòng 1 năm với chi phí 79 USD.
Chi phí thay thế, sửa chữa chính hãng
Như đã đề cập ở trên, với những tác động xấu từ người dùng, dù vô tình hay cố ý, gói bảo hành miễn phí chính hãng sẽ không được áp dụng. Trong một vài trường hợp việc thay thế, sửa chữa có thể đem tới các cửa hàng bên ngoài với mức giá rẻ hơn và cơ chế linh hoạt hơn. Tuy nhiên, với những smartphone đắt đỏ, việc tìm tới các trung tâm bảo hành chính hãng luôn là ưu tiên hàng đầu.
Vậy với những hỏng hóc không phải ngẫu nhiên trên smartphone, mức phí sửa chữa mà các hãng điện thoại đưa ra là bao nhiêu?
Thông qua bảng tổng hợp trên, có thể thấy, các chính sách bảo hành sửa chữa mua thêm từ các nhà sản xuất là rất đa dạng. Tùy theo từng khu vực, các chính sách sẽ có điều kiện cụ thể riêng và mức phí cho gói bảo hành thêm, thời hạn được bảo vệ, số lần được thay thế miễn phí, thời gian có thể đăng ký...
Nhìn chung, các chính sách được chia làm 2 loại, mất phí và tự nguyện trả phí. Trường hợp sửa chữa, thay thế miễn phí sẽ phù hợp với người dùng cá nhân thông thường. Trong khi đó, trường hợp sửa chữa trả phí sẽ áp dụng với những người dùng sở hữu smartphone cao cấp, để được sử dụng các dịch vụ và chính xách đảm bảo nhất.
Đáng chú ý là với riêng chương trình HTC Uh Oh, nếu không đưa ra yêu cầu sửa chữa hoặc thay thế trong vòng 12 tháng bảo hành thêm, người dùng sẽ được giảm giá 100 USD cho duy nhất một sản phẩm tiếp theo họ mua của HTC.
Một trận chiến mới
Nếu như các cuộc đua cấu hình hay tính năng trên smartphone đã không còn là yếu tố quá đỗi hấp dẫn người dùng, thì trận chiến trong lĩnh vực chính sách, bảo hành hứa hẹn sẽ trở thành sân chơi mới giữa các ông lớn trong làng di động.
Có thể, với một vài người dùng mới tham gia, sử dụng smartphone, các chế độ sau mua sẽ không đáng quan tâm. Thế nhưng, với người dùng lâu năm, đặc biệt là những ai sở hữu các smartphone siêu phẩm đắt đỏ, họ sẽ thấu hiểu được cảm giác khi đem thiết bị cầm tay của mình tới các trung tâm bảo hành chính hãng.
Với Apple, dù luôn đưa ra thời lượng bảo hành ngắn ngủi hơn so với các đơn vị khác, tuy nhiên, Táo Khuyết lại thường nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ người dùng. Trong khi đó, với các hãng như Sony, LG hay HTC, chế độ bảo hành chính hãng hoặc các gói mua thêm lại được đánh giá là ngặt nghèo hơn cả. Tương tự với Samsung, với chính sách bảo hành rộng rãi, nhà sản xuất Hàn Quốc hứa hẹn sẽ luôn đem tới cảm giác an tâm cho người dùng.
Đã bao giờ bạn từng sử dụng các dịch vụ từ trung tâm bảo hành chính hãng?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng