Bản miễn phí của ChatGPT kém hơn bản cao cấp có mức phí 1 triệu đồng/tháng ở điểm nào?
Theo thừa nhận của Sam Altman, CEO OpenAI, việc xử lý tất cả các truy vấn từ một lượng người dùng khiến công ty này tốn rất nhiều chi phí điện toán, do vậy cần phải tiến hành ra mắt phiên bản thu phí, vốn có mức giá khoảng 42 USD.
Được phát triển bởi OpenAI - công ty nghiên cứu phát triển phần mềm có trụ sở tại San Francisco, chatbot AI mang tên ChatGPT đã tạo ra một cơn sốt mới trong làng công nghệ thế giới khi ra mắt vào tháng 11/2022.
Theo thống kê mới nhất, ChatGPT đã vượt qua mốc 10 triệu người dùng hàng ngày chỉ sau 40 ngày, vượt xa tốc độ tăng trưởng ban đầu các mạng xã hội như Instagram - một trong những mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.
Đáng chú ý, khi số lượng người dùng ChatGPT đang tăng lên ngày một mạnh me, OpenAI đã ngay lập tức lên kế hoạch ra mắt phiên bản cao cấp với tên gọi "ChatGPT Professional". Với mức phí thuê bao hàng tháng trị giá 42 USD (khoảng gần 1 triệu đồng), phiên bản cao cấp sẽ bao gồm các tính năng bổ sung như thời gian phản hồi nhanh hơn và ưu tiên quyền truy cập.
Bản thu phí của ChatGPT sẽ khác bản miễn phí ở điểm nào?
Theo ảnh chụp màn hình được chia sẻ bởi những người dùng được cấp quyền truy cập sớm, ChatGPT Professional mang tới tốc độ phản hồi nhanh hơn, quyền truy cập đáng tin cậy hơn (vì ChatGPT đã ngừng hoạt động rất nhiều) cũng như “quyền truy cập ưu tiên vào các tính năng mới” (bất kể chúng là gì).
Khá thú vị, khi một người dùng đặt câu hỏi về ChatGPT Professional với chính ChatGPT, đây chính là tiết lộ của chatbot AI này:
"ChatGPT-Pro là phiên bản nâng cao của ChatGPT, với dung lượng và khả năng được tăng cường. Nó được đào tạo trên một tập dữ liệu lớn hơn nhiều và được tinh chỉnh để thực hiện các tác vụ cụ thể như tạo đối thoại, tóm tắt và dịch ngôn ngữ. Nó cũng có thể tạo ra nhiều phản hồi giống con người hơn, khiến nó trở nên hữu ích cho các ứng dụng như dịch vụ khách hàng, trợ lý cá nhân và chatbot".
Trên thực tế, việc khuyến khích người dùng nâng cấp lên phiên bản trả phí có thể coi là một hình mẫu phổ biến với các công nghệ mới, khi các công ty ra mắt các phiên bản miễn phí hoặc có phí sử dụng thấp để lôi kéo người dùng trải nghiệm dịch vụ.
Có thể kể đến các mô hình dịch vụ lưu trữ trực tuyến như Dropbox, vốn cung cấp đồng thời các gói trả phí và phiên bản miễn phí. Đây có thể coi là ví dụ cho mô hình kinh doanh của ChatGPT trong thời gian tới.
"Lý do là họ phải làm cho những thứ này trở nên hấp dẫn để thay đổi hành vi của người tiêu dùng," Jonathan Zhang, phó giáo sư giảng dạy bộ môn marketing tại Đại học Bang Colorado (Mỹ), cho biết.
"Khi những thứ này trở thành một phần của thói quen, những chiến lược marketing như giảm giá thật mạnh có xu hướng biến mất."
Khoản đầu tư của Microsoft vào OpenAI cũng có thể giúp OpenAI phát triển các phiên bản ChatGPT mở rộng và chuyên biệt hơn, có thể giúp công ty khởi nghiệp này đưa ra các tùy chọn theo cấp độ.
Chẳng hạn, OpenAI có thể duy trì một phiên bản ChatGPT miễn phí với các tính năng đơn giản hơn. Theo đó, quyền truy cập để sử dụng bản miễn phí sẽ bị hạn chế, và người dùng có thể phải 'xếp hàng' chờ đợi, theo phân tích của Vivek Astvansh, trợ lý giáo sư tại tại Trường kinh doanh Kelley.
Ngoài ra, OpenAI cũng có thể xem xét các phiên bản trả phí dành cho cá nhân hoặc công ty. Thậm chí, công ty này có thể tìm ra cách xác định giá dựa trên loại và lượng nội dung mà người dùng muốn ChatGPT sản xuất, cũng như số tiền họ sẵn sàng trả cho chatbot AI này.
Tuy nhiên, việc duy trì một phiên bản ChatGPT miễn phí vẫn sẽ giúp OpenAI phát triển công nghệ của mình.
"Phiên bản miễn phí sẽ giúp thu thập dữ liệu về cách mọi người đặt câu hỏi và giúp nó cải thiện các phiên bản GPT khác," chuyên gia này nói.
Vì sao ChatGPT phải tiến hành thu phí người dùng?
Theo thừa nhận của Sam Altman, CEO OpenAI, việc xử lý tất cả các truy vấn từ một lượng người dùng khiến công ty này tốn rất nhiều chi phí điện toán. Đây là điều dễ hiểu, khi ChatGPT cần một lượng lớn tài nguyên máy tính để xử lý các câu hỏi của người dùng.
Theo đó, chi phí chạy ChatGPT của OpenAI được cho là rơi vào khoảng 100.000 USD mỗi ngày. Theo nhiều nguồn tin, dịch vụ điện toán đám mây Azure của Microsoft đã tích hợp ChatGPT để OpenAI không phải đầu tư vào các máy chủ vật lý.
Xem xét mức giá hiện tại của Microsoft, OpenAI mất khoảng 3 USD một giờ cho một GPU chuyên xử lý AI A100, với mỗi từ được tạo trên ChatGPT có giá 0,0003 USD.
Ít nhất tám GPU A100 đang được sử dụng để hoạt động trên một ChatGPT duy nhất. Vì vậy, khi ChatGPT tạo ra phản hồi trung bình gồm 30 từ, OpenAI sẽ phải trả gần 1 xu. Thông qua ước tính như vậy, OpenAI có thể chi ít nhất 100.000 USD mỗi ngày hoặc 3 triệu USD hàng tháng cho chi phí vận hành.
Một nguồn khác khẳng định rằng một GPU NVIDIA A100 duy nhất có thể chạy mô hình 3 tỷ tham số trong khoảng 6ms. Coi tốc độ này là điểm tham chiếu, một GPU NVIDIA A100 có thể mất 350 mili giây để tạo ra chỉ một từ trên ChatGPT.
Vì phiên bản mới nhất, ChatGPT-3.5, có hơn 175 tỷ tham số nên sẽ cần khoảng 5 GPU A100 tính toán để có được đầu ra cho một truy vấn. Số lượng trung bình của ít nhất 8 GPU A100 được tính sau dựa trên khả năng tạo ra khoảng 15-20 từ mỗi giây của ChatGPT. Có thể thấy rõ, chi phí phải bỏ ra quá lớn đã khiến OpenAI buộc phải tiến hành thu phí từ ChatGPT.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng