Bán "nhầm" chiếc túi "báu vật quốc gia" giá rẻ như cho, NASA khó có thể đòi lại được
Chiếc túi được sử dụng trong nhiệm vụ thám hiểm mặt trăng Apollo 11 đã bị bán "nhầm" và giờ đây NASA muốn đòi lại nó.
Một chiếc túi từng được dùng để thu thập mẫu đất, đá trong nhiệm vụ cử người lên mặt trăng đầu tiên của NASA giờ đây đã thuộc về một người phụ nữ ở Illinois – người đã mua nó với giá 995 USD khi chiếc túi này được bày bán “nhầm” trong một buổi đấu giá của chính phủ được tổ chức bởi một vị thẩm phán.
Thẩm phán J. Thomas Marten của toàn án quận Wichita, Mỹ nói rằng ông không có quyền đảo ngược quyết định bán chiếc túi được sử dụng trong nhiệm vụ đến mặt trăng Apollo 11 diễn ra vào tháng 7/1969, mặc dù lẽ ra nó không được mang ra đấu giá.
Chiếc túi màu trắng này chứa bụi đá mặt trăng trong sợi vải và được chính phủ coi là “một món đồ hiếm, thậm chí là một báu vật quốc gia,” nhưng lại lỡ bị bán nhầm trong cuộc đấu giá của phi vụ Max Ary – cựu giám đốc Trung tâm Không gian và Thiên văn học Kansas, là một bảo tàng ở Hutchinson. Ary bị kết án vào 11/2005 vì cáo buộc ăn cắp và bán những hiện vật trong bảo tàng, kể cả một số món đồ được cho mượn từ NASA.
Những điều tra viên tìm thấy chiếc túi Apollo 11 vào năm 2003 khi lục soát nhà của Ary. Người phát ngôn của chính phủ cho rằng do có sự nhầm lẫn trong danh sách kho hàng và mã số món đồ mà chiếc túi này đã bị tưởng nhầm là một chiếc túi khác mà họ tịch thu. Ary đã bán được chiếc túi kia – được sử dụng trong nhiệm vụ tới mặt trăng Apollo 17 vào năm 1972, với giá 24.150 USD vào năm 2001.
Văn phòng luật sư Hoa Kỳ yêu cầu thẩm phán Marten bác bỏ quyết định bán ra chiếc túi và thu hồi lại nó từ bà Nancy Carlson ở Inverness, Illinois, với thông báo rằng NASA không được biết về việc chiếc túi được đưa ra đấu giá và bị tưởng là một chiếc túi khác. Khi mua nó, bà Carlson chỉ biết rằng nó được dùng trong một nhiệm vụ trên vũ trụ, nhưng lại không rõ là vào năm nào.
Tuy nhiên thẩm phán Marten lại nói rằng ông không có đủ thẩm quyền để làm điều đó. Chính phủ đã thu hồi lại chiếc túi và bán lại nó cho một người đấu giá đúng theo luật, ông cho biết.
NASA chỉ biết rằng chiếc túi Apollo 11 bị bán mà không có sự cho phép khi bà Carlson gửi nó đến trung tâm hàng không của NASA ở Houston để xác thực thông tin về nó. Carlson đã tiến hành kiện NASA vào tháng 6 ở tòa án cấp bang, yêu cầu họ trả lại chiếc túi.
Marten vẫn chưa đưa ra quyết định về việc NASA có phải giao nộp lại túi Apollo 11 hay không vì ông cho rằng quyết định đó phải được chính quyền sở tại liên quan chịu trách nhiệm.
Thẩm phán này cũng nói rằng NASA là nạn nhân trong vụ việc này, và cũng nhấn mạnh rằng tầm quan trọng và mong muốn có lại chiếc túi của họ xuất phát từ những nỗ lực của các thành viên NASA cũng như hiếm có thành công về thám hiểm vũ trụ nào được lặp lại kể từ sự kiện Apollo11 đáp lên Mặt trăng và trở về an toàn cho đến nay.
“Có lẽ, sau khi hai bên đàm phán với nhau, sẽ thỏa hiệp được và giải quyết chuyện này một cách ổn thỏa để bà Carlson không bị mất quyền lợi sau khi đã mua lại chiếc túi này một cách hợp pháp,” thẩm phán chia sẻ.
Chưa rõ là nếu thu hồi lại được chiếc túi Apollo 11 thì nó sẽ được đấu giá nữa hay không, và số tiền được bỏ ra để mua nó là bao nhiêu nếu như thông tin của nó giờ đã rõ ràng.
Theo Digital Trends
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng