Điều trái khoáy này tưởng chừng chỉ có trong truyện cổ tích.
Trái Đất đang dần nóng lên do hệ quả từ những gì con người tác động đến môi trường tự nhiệt. Điều này dẫn tới việc các mảng băng ở 2 cực đang tan chảy ra và khiến mực nước biển dâng lên, gây nguy hiểm cho không ít người sống tại những khu vực ven biển. Mặc dù vậy, các nhà khoa học đã phát hiện ra một điều hài hước là chính việc băng tan lại góp phần không nhỏ trong việc giảm những ảnh hưởng xấu của biến đổi khi hậu.
Cụ thể, một nhóm nghiên cứu của đại học Sheffield (Anh) cho biết họ đã nhận thấy việc băng tan sẽ giải phóng một loại vi tảo có tên phytoplankton với khả năng hấp thụ những phân tử CO2 có trong không khí, điều này dẫn đến việc quá trình biến đổi khí hậu sẽ bị chậm lại. Các nhà khoa học đã phát hiện ra vấn đề này sau khi phân tích 175 bức ảnh vệ tinh với độ phân giải cực cao trong giai đoạn 2003-2013 về những núi băng trôi khổng lồ tại vùng biển Nam Cực, những núi băng này trong quá trình tan chảy và trôi xa theo dòng hải lưu đã để lại một vệt xanh phía sau kéo dài hơn 1000km - đó chính là vi tảo phytoplankton, màu xanh thể hiện cho tinh chất diệp lục của tảo.
Sự phát triển của sinh vật này sẽ dẫn tới một quá trình hấp thụ CO2 vào đại dương và tích trữ chúng trong một thời gian dài. Theo tính toán của các nhà khoa học thì vào thời điểm phát triển cực đại của vi tảo phytoplankton, sinh vật này chịu trách nhiệm cho 20% lượng CO2 được hấp thụ tại biển Nam Cực - tương đương với 10% lượng CO2 được hấp thụ vào biển trên toàn thế giới, với trữ lượng lên tới hàng triệu tấn. Điểm thú vị là khi vi tảo phytoplankton chết đi thì chúng sẽ kết lại thành khối và chìm xuống đáy đại dương, đem theo lượng CO2 mà mình đã hấp thụ giam giữ tại đó mãi mãi.
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Grant Bigg, cho biết những núi băng trôi được tạo ra bởi hiện tượng Trái Đất nóng lên đang tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn đến với sự an nguy loài người, nhưng với nghiên cứu mới này thì mọi quan điểm từ trước đến nay rất có thể sẽ bị thay đổi. Việc băng tan giải phóng loài vi tảo phytoplankton có khả năng hấp thụ CO2 và chồn vui chúng dưới biển đã trở thành một phát hiện lý thụ với rất nhiều nhà khoa học, thậm chí nó còn giúp xoa dịu tình hình căng thẳng hiện này về vấn đề biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, giáo sư Brigg cũng nhận định rằng chu kỳ carbon tại khu vực biển Nam Cực sẽ có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực nhưng điều đó không nghĩa là con người sẽ đặt vận mệnh của mình vào những sinh vật đến từ các núi băng khổng lồ này,
Thực tế, một nhóm nghiên cứu khác của Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia tại Boulder, Colorado (Hoa Kỳ) đang dự kiến tiến hành một chương trình tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của những núi băng này đối với quá trình biến đổi khí hậu trong vòng 50 năm tới và lượng vi tảo phytoplankton tại Nam Cực có thể hấp thụ tối đa bao nhiêu CO2 trong khoảng thời gian tương tự. Nếu hiểu được kỹ hơn về chu kỳ carbon tại đây cùng với cơ chế hấp thụ CO2 của vi tảo phytoplankton thì các nhà khoa học hy vọng họ sẽ tạo ra một bước đột phá trong quá trình chiến đấu chống lại biến đổi khí hậu.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng