Để có được "nhà sạch thì mát", các bậc tiền nhân đã phải cất công lau dọn nhà bằng sức người. May mắn được sinh ra trong thời hiện đại, thế hệ ngày nay đã có thể "nuôi" trong nhà những thiết bị biết tự quét nhà, lau nhà cho gia chủ.
- 26 năm cà phê Trung Nguyên vươn tầm quốc tế: Loạt sản phẩm sáng tạo độc đáo được cả thế giới đam mê
- Thiết bị ‘lạ’ vượt lên trong hạng mục Thiết bị công nghệ sáng tạo dành cho công việc - Better Choice Awards
- Reviewer Duy Thẩm nói về Better Choice Awards: “Tôi năm nay gần 30 tuổi mà chưa bao giờ thấy có giải thưởng nào thế này”
- PewPew tiết lộ niềm vui lớn nhất khi livestream bán hàng trên Tiktok, và chuyện háo hức đồng hành cùng giải thưởng vì người tiêu dùng tầm quốc gia
Với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI), những thiết bị robot hút bụi đang ngày một thông minh, có lẽ giờ chúng đã đủ đa năng và khôn ngoan để được gọi là “robot việc nhà”.
AI được ứng dụng như thế nào?
Hãy cứ thử lấy công nghệ hiện hữu trên hai mẫu robot Deebot X1 Omni và Deebot X2 Omni làm mẫu cho những con robot việc nhà tương lai.
Trên Deebot X2 Omni, AI được huấn luyện trên một bộ cơ sở dữ liệu lớn gồm hình ảnh vật thể thường có trong nhà, từ những vật thể cố định - như bàn, ghế hay đồ trang trí tới những vật thể “bỗng dưng” xuất hiện - như chất thải của chó mèo.
Trước đây, robot hút bụi dựa vào cảm biến để tìm đường, những phiên bản “cổ xưa” nhất chỉ chuyển hướng khi chạm tới vật cản. Với trí tuệ nhân tạo kết hợp với camera nhìn đường, robot hút bụi ngày nay đã biết nhìn đường để đi.
Nhờ AI, robot hút bụi có thể nhận biết vật thể chắn đường, và tìm ra lối di chuyển phù hợp nhất. Độ chính xác của những hệ thống AI dạng này sẽ lớn dần theo thời gian, giúp các robot tìm đường hiệu quả hơn, cũng như nhanh chóng nhận biết khu vực cần dọn dẹp.
Việc tích hợp AI đem lại những lợi ích hiển nhiên, như tự động tìm đường hay tối ưu hóa quá trình dọn dẹp, nhưng sẽ chỉ những nhãn hiệu có trong tay nhiều dữ liệu, có tiềm năng tích hợp công nghệ cao vào sản phẩm gia dụng, mới có thể bắt kịp xu hướng.
Yiko - trợ lý ảo dành riêng cho công tác dọn dẹp
Trong bài đánh giá phiên bản Deebot X1 Omni, phóng viên Jennifer Pattison Tuohy của The Verge hé lộ cho độc giả một phần thế giới tương lai.
Khi lỡ tay đánh rơi vài giọt sữa chua xuống nền nhà, nhưng thay vì cúi xuống lau đi, cô Tuohy cất tiếng gọi: “Okay, Yiko”. Con robot của Ecovacs lập tức hồi đáp “Tôi đây!”, và tuân theo hiệu lệnh “Tới đây dọn dẹp đi” của phóng viên The Verge.
Đoạn trao đổi ngắn giữa người và robot chứa một điểm đặc biệt: thay vì “Okay Google” hay những hiệu lệnh tương tự quen thuộc khác, cô Tuohy đã gọi robot bằng cái tên Yiko. Mẫu robot hút bụi Deebot X1 Omni, hay cả phiên bản sau này là Deebot X2 Omni đều sử dụng một trợ lý giọng nói riêng có tên Yiko.
Tuy không thể giúp người dùng vận hành ngôi nhà thông minh của mình, nhưng Yiko hiểu rõ mình là một thiết bị dọn dẹp nhà cửa. Việc Yiko không đa nhiệm mang lại những lợi ích khác nữa: bởi lẽ những trợ lý giọng nói như Siri hay Google Assistant thực hiện được rất nhiều tác vụ, khả năng chúng hiểu nhầm ý người dùng rất cao.
Việc sở hữu một trợ lý giọng nói riêng đặc biệt có ích cho những hệ thống chuyên dụng như robot Deebot X2 Omni, khi nó có thể “toàn tâm toàn ý” tập trung vào việc mình làm tốt nhất. Bên cạnh đó con robot của Ecovacs không chỉ có cái miệng và đôi tai, nó còn sở hữu một con mắt tinh tường tích hợp trí tuệ nhân tạo.
Một robot hút bụi “hiểu biết”: biết rõ trong nhà có gì
Được huấn luyện bằng một bộ dữ liệu dồi dào, Deebot X2 Omni có thể nhận biết vật thể thường gặp trong nhà và tự tìm đường tránh sao cho hợp lý. Từ bàn ghế, đồ trang trí đặt trên mặt đất hay … chất thải của chó mèo, Deebot X2 Omni nhanh chóng nhận biết vật cản và tối ưu hóa khả năng di chuyển của mình.
Deebot X2 Omni đã được huấn luyện bằng một bộ cơ sở dữ liệu dồi dào gồm nhiều hình ảnh vật thể trong nhà: như chân tường, bàn ghế, đồ chơi, v.v… nên có thể nhanh chóng nhận biết vật cản, và tìm ra đường di chuyển hợp lý.
Dù chưa thể chính xác tuyệt đối, Deebot X2 Omni vẫn có thể tiến bộ theo năm tháng. Giống với hầu hết những hệ thống trí tuệ nhân tạo khác, những khả năng được hậu thuẫn bởi AI của Deebot X2 Omni sẽ thông minh hơn khi lượng dữ liệu huấn luyện nhiều lên.
Cái giá để sở hữu Deebot X2 Omni
Mức giá 24.900.000 VNĐ không hề rẻ, nhưng với những gì Deebot X2 Omni đang có và tiềm năng phát triển tương lai, con robot việc nhà sẽ xứng đáng với số tiền gia chủ bỏ ra. Ấy là chưa kể, vẻ ngoài của Deebot X2 Omni đẹp mắt; công ty Jacob Jensen Design tới từ Đan Mạch đã thực hiện xuất sắc phần việc của mình.
Deebot X2 Omni mang đủ thành tố để trở thành một hệ thống giúp việc đa năng và xinh đẹp, mang lại vẻ sang trọng và sự sạch sẽ cho gia thất người dùng.
Bạn có thể tham gia bình chọn cho máy hút bụi thông minh Deebot X2 Omni tại giải Thiết bị gia đình đột phá nhờ Trí tuệ nhân tạo, trong khuôn khổ Better Choice Awards 2023.
Better Choice Awards là một sự kiện mang tầm quốc gia, do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia đồng tổ chức cùng VCCorp, nằm trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2023) và Lễ Khánh thành NIC Hòa Lạc từ ngày 28/10 - 1/11. Sự kiện Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, giao Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia triển khai cùng các đối tác lớn uy tín, trong đó có VCCorp. Sự kiện dự kiến thu hút hàng nghìn khách tham gia trong và ngoài nước cùng sự góp mặt của rất nhiều tập đoàn công nghệ đổi mới sáng tạo hàng đầu.
Truy cập để biết thêm chi tiết: https://betterchoice.vn/
Truy cập để đăng ký tham dự Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023: https://expo.nic.gov.vn/
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng