Việt Nam đã thu hút nhiều doanh nghiệp muốn đa dạng đầu tư ngoài thị trường Trung Quốc và không ngừng gia tăng thị phần xuất khẩu trong những năm qua.
- Không chỉ VinFast, hãng xe điện này cũng sắp ra mắt smartphone của riêng mình
- Tháng 3 săn sale ngay top smartphone tầm trung đáng mua: Xiaomi, Samsung, OPPO...
- Công bố BXH Top 10 smartphone với hiệu năng cao nhất
- Chuyên gia: "Hôm nay vung tiền cho smartphone chạy App 'khủng', ngày mai bạn có thể là kẻ lỗi mốt"?
- Meizu ra mắt smartphone cuối cùng trước khi "giải nghệ": Snapdragon 8 Gen 3, pin 5050mAh, giá 17 triệu đồng
Việt Nam đã thu hút nhiều nhà sản xuất nước ngoài và không ngừng gia tăng thị phần xuất khẩu trong những năm qua, vượt qua cả Hàn Quốc để trở thành nước xuất khẩu điện thoại thông minh (smartphone) lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Đây là thông tin được Bộ trưởng Công nghệ Thông tin Ấn Độ Rajeev Chandrasekhar đề cập trong một bản báo cáo quan trọng hồi đầu tháng 1, theo The Hindu .
Bộ trưởng Rajeev Chandrasekhar cho rằng lý do Ấn Độ thua Trung Quốc và Việt Nam là vì thuế nhập khẩu linh kiện di động cao. Chính phủ Ấn Độ đã giảm thuế nhập khẩu đối với các bộ phận di động như ống kính, pin và ốp lưng từ 15% xuống 10% vào cuối tháng 1. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn tiếp tục áp thuế 20% đối với bộ sạc và bảng mạch.
Cả Ấn Độ và Việt Nam đều có tỷ trọng xuất khẩu dưới 1% trước năm 2010. Đến năm 2022, tỷ trọng của Việt Nam tăng lên 12%, trong khi Ấn Độ đứng thứ bảy với tỷ trọng xuất khẩu hơn 2,5%.
Theo The Hindu , sự trỗi dậy đáng kinh ngạc của Việt Nam có thể là do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường điện thoại thông minh ở Mỹ, nước nhập khẩu điện thoại di động lớn nhất. Từ năm 2018 - 2022, thị phần của Việt Nam trong nhập khẩu điện thoại thông minh từ Mỹ đã tăng gấp đôi từ 9% lên 18%.
Việt Nam cũng đã cải thiện nhẹ thị phần của mình lên 1% ở thị trường Hong Kong, nhà nhập khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, nơi thị phần của Ấn Độ không đáng kể.
Nhật Bản, nước nhập khẩu lớn thứ tư thế giới, nhập khẩu 6% điện thoại thông minh từ Việt Nam, gần gấp ba lần so với thị phần của Ấn Độ.
Tuy nhiên, nhập khẩu điện thoại thông minh từ Việt Nam đang giảm ở tại UAE và Đức, những nước nhập khẩu điện thoại thông minh lớn thứ ba và thứ năm trên thế giới, trong thị phần của Ấn Độ tại 2 quốc gia này đang tăng lên.
Thị phần của Ấn Độ trong nhập khẩu điện thoại thông minh của UAE từ năm 2018 – 2022 đã tăng từ khoảng 5% lên hơn 13%, trong khi của Việt Nam giảm từ 31,8% xuống 13,5%.
Tại Đức, thị phần của Việt Nam giảm từ khoảng 20% năm 2018 xuống 10% vào năm 2022, trong khi của Ấn Độ tăng lên khoảng 5%.
Thời gian gần đây, Ấn Độ đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực xuất khẩu điện thoại thông minh. Vào tháng 11/2022, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tự hào khi kim ngạch xuất khẩu điện thoại nước này vượt mốc 5 tỷ USD. Tại Đại hội Di động Ấn Độ năm 2023, ông Modi tuyên bố rằng “cả thế giới sẽ sớm sử dụng điện thoại sản xuất tại Ấn Độ”.
Chính phủ Ấn Độ cam kết chương trình khuyến khích liên kết sản xuất dành cho các công ty điện thoại thông minh lớn chuyển nhà máy sang Ấn Độ. Những điều này nhằm hướng tới mục tiêu đầy tham vọng đặt ra trong Chính sách quốc gia về Điện tử 2019, đó là Ấn Độ sẽ xuất khẩu 600 triệu điện thoại di động trị giá 110 tỷ USD vào năm 2025.
Chỉ còn một năm nữa để đạt mục tiêu này, nhưng xuất khẩu điện thoại thông minh của Ấn Độ hiện đang ở mức dưới 10 tỷ USD mỗi năm, chỉ bằng một phần nhỏ so với mục tiêu. Dù Ấn Độ tiếp tục sản xuất một số lượng đáng kể điện thoại thông minh, nhưng phần lớn chỉ được tiêu thụ trong nước.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng