Số lượng phát hành báo in ở châu Á tiếp tục tăng nhưng không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm ở phương Tây. Đó là kết quả cuộc khảo sát “Những xu hướng báo chí thế giới” thường niên vừa được công bố tại Đại hội báo chí thế giới diễn ra ở Bangkok - Thái Lan từ ngày 2 đến 5-6.
Phát hành báo in tiếp tục trượt dốc
Dựa trên dữ liệu tại hơn 70 nước, cuộc khảo sát cho biết lượng phát hành báo in trên toàn cầu năm 2012 chỉ còn giảm 0,9% so với năm trước đó nhờ sự gia tăng ở châu Á “gỡ gạc” phần nào cho phương Tây. Trong giai đoạn 2008-2012, lượng phát hành của báo in trên thế giới giảm đến 2,2%, trong đó châu Âu giảm mạnh nhất.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra nhấn mạnh tự do báo chí phải đi đôi với trách nhiệm.Ảnh: BANGKOK POST
Khảo sát cũng cho thấy phiên bản điện tử giúp gia tăng lượng người đọc nội dung tờ báo nhưng không bảo đảm tăng doanh thu quảng cáo. Ông Vincent Peyrègne, Giám đốc điều hành Hiệp hội Báo chí và Nhà xuất bản tin tức thế giới (WAN-IFRA) - đơn vị tiến hành khảo sát, cho biết: “Ngay cả khi số lượng báo in đang giảm thì các tờ báo vẫn tiếp cận được một lượng lớn độc giả thông qua các phiên bản báo in, báo mạng và báo di động. Những xu hướng mới nhất cho thấy quảng cáo trên báo in đang có dấu hiệu cải thiện tại nhiều nước”.
Báo The Nation (Thái Lan) hôm 3-6 dẫn số liệu cuộc khảo sát cho thấy doanh thu quảng cáo trên báo in toàn cầu năm 2012 giảm 2% so với năm trước đó và giảm 22% so với năm 2008. Tình trạng này chủ yếu xuất phát từ sự sụt giảm ở Úc, New Zealand, châu Âu và nhất là Mỹ, thị trường quảng cáo lớn nhất thế giới. Doanh thu quảng cáo trên báo in ở Mỹ giảm đến 42% trong giai đoạn 2008-2012, chiếm 3/4 mức sụt giảm của toàn cầu. Ngược lại, cũng trong giai đoạn này, doanh thu quảng cáo trên báo in tăng 6,2% ở châu Á và 37,6% ở châu Mỹ Latin.
Tương lai hứa hẹn của báo mạng
Cũng theo cuộc khảo sát, khoảng 2,5 tỉ người đọc một tờ báo mỗi ngày, trong lúc 600 triệu người đọc tin tức trên các nền tảng số. Ngoài ra, doanh thu từ việc thu phí báo mạng đang tăng trong tổng doanh thu 200 tỉ USD/năm của ngành công nghiệp báo chí. Tại Mỹ, gần phân nửa các báo đang áp dụng một hình thức thu phí báo mạng nhất định.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay của ngành công nghiệp báo chí là làm sao tăng cường gắn kết với độc giả trên các nền tảng số bởi lượng thời gian mà người lướt web dành cho các trang tin tức vẫn còn thấp so với những hoạt động khác.
Ông Gilles Demptos, một quan chức của WAN-IFRA, nhận định: “Ấn tượng chung ban đầu là chúng ta sẽ không thể đảo ngược thói quen đọc tin tức trên mạng miễn phí của nhiều người. Nhưng tin tốt lành là điều này đang thay đổi mạnh mẽ”.
Ngoài chuyện thu phí báo mạng, khoảng 1.500 nhân vật đại diện giới truyền thông khắp thế giới còn tập trung bàn về các nội dung như tự do báo chí, ứng dụng công nghệ mới, những xu hướng trong báo in và quảng cáo… Phát biểu tại đại hội hôm 4-6, nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã nhấn mạnh đến sự cân bằng giữa tự do báo chí và trách nhiệm trong việc đăng tải tin tức. Theo bà, tự do báo chí mà không có trách nhiệm đôi khi dẫn đến lộn xộn, hiểu lầm và thậm chí là rối loạn.
Theo Sống Mới
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng