Bất chấp các thương hiệu mới, đây là lí do những thương hiệu đồng hồ cao cấp từ thế kỷ trước như Patek Philippe hay Rolex không bao giờ giảm sức hút
Câu hỏi đặt ra là, tại sao những nhà chế tác đồng hồ của những năm thập niên 50 vẫn đều đặn tung ra thị trường những sản phẩm cao cấp, bất chấp sự gia tăng về số lượng của những thương hiệu mới? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ.
Sự bứt phá về công nghệ không phải là điều thường thấy trong những chiếc đồng hồ cao cấp hiện nay. Thực tế là, đại đa số đồng hồ ngày nay đều gần như giống nhau về mặt vật liệu và nguyên lý cơ học, chỉ có công nghệ là được cải tiến từ từ theo thời đại. Bởi lẽ đó, những nhà chế tác đồng hồ từ năm 1950s vẫn có thể tự tin đứng cạnh những thương hiệu mới.
Bằng chứng là, không chỉ trong lĩnh vực đồng hồ mà còn ở nhiều lĩnh vực khác, sự kế thừa công nghệ vẫn được tiếp diễn. Túi xách Hermes Birkin hàng chục năm qua vẫn được khâu theo cùng một kiểu cách, hay nội thất của xe Rolls-Royce vẫn trung thành với chất liệu gỗ và da thật như những năm 1930. Đó chính là câu chuyện về truyền thống, di sản và kế thừa.
Một trong những phát minh lớn nhất trong ngành chế tác đồng hồ chắc chắn phải kể đến việc tìm ra silicon vào năm 2001 để làm vật liệu tạo ra những bộ phận tinh tế nhất của bộ điều chỉnh – trái tim của ‘cỗ máy thời gian’. Silicon không có những điểm yếu của hợp kim kim loại (không bị ảnh hưởng bởi nam châm, nhiệt độ và ma sát) nên các thương hiệu lớn như Omega, Patek Philippe hay Rolex đều áp dụng vào những sản phẩm của mình.
Với silicon, chưa có thêm đột phá nào trong việc thay đổi chất liệu. Bởi thế, các nhà chế tác lại quay sang nâng cao kỹ thuật, công nghệ. Điều này cũng hợp lý vì bất cứ thứ gì cũng phải cải tiến, không thể cứ ‘xào xáo’ những nguyên liệu đã cũ, nhất là với một ngành công nghiệp xa xỉ như chế tác đồng hồ. Điển hình là Seiko – thương hiệu Nhật Bản đã kết hợp kỹ thuật cơ khí cổ điển với công nghệ mạch tích hợp hiện đại để cho ra công nghệ hàng đầu trong các sản phẩm của hãng.
Cỗ máy vận hành Seiko Spring Drive chủ yếu vẫn là một cỗ máy cơ học truyền thống với ổ cót, bánh răng… Tuy nhiên, thay vì một một điều chỉnh thông thường, nó được trang bị một bộ phận điện tử với một mạch tích hợp để sinh ra dao động nhanh và ổn định hơn.
Chiếc đồng hồ đắt nhất sử dụng bộ máy này mà Seiko từng sản xuất là Credor Minute Repeater - giá thành ngang ngửa một chiếc xe Lexus. Tuy vậy, nó cũng vẫn chỉ được coi là một cải tiến của Nhật Bản mà thôi, ngành chế tác đồng hồ Thụy Sĩ truyền thống không hề thích, cũng không chấp nhận phát minh này.
Bảo thủ là thế nhưng đồng hồ Thụy Sĩ vẫn có những sáng tạo vô cùng độc đáo, mà gần đây nhất là chiếc Zenith Defy Lab. Với bộ dao động silicon có tần số lớn gấp 10 lần thông thường, không lạ khi chiếc đồng hồ có giá lên tới 30.000 USD. Sự ra đời của công nghệ này hứa hẹn sẽ sản sinh ra nhiều mẫu mã đồng hồ mới với cấu hình khủng nhưng giá cả phải chăng hơn, ước tính chỉ từ 8.000 USD.
Hiện trạng rõ ràng nhất của ngành công nghệ ngày nay là: Thứ nhất, lĩnh vực đồng hồ đắt tiền ngày càng thăng hoa, thậm chí có những chiếc đồng hồ đắt đến nỗi tỉ phú cũng phải lưỡng lự. Song song với đó, các thương hiệu lâu năm đang trong giai đoạn khủng hoảng và suy thoái do không lường trước được thị trường và phải tìm cách “bình dân hóa” đồng hồ của mình để phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn của khách hàng. Vừa có dòng cao cấp, lại vẫn phải có thêm những đồng hồ phải chăng, những thương hiệu từ thập niên 1950s mới có thể “sống sót”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng