Bật đèn sưởi trong khi tắm có an toàn hay không? Hóa ra lâu nay nhiều người đã bỏ qua chi tiết quan trọng
Chỉ một chút lơ là, chúng ta có thể trở thành nạn nhân của thiết bị này.
- Bí kíp lựa chọn và sử dụng đèn sưởi nhà tắm an toàn, tiết kiệm mà ai cũng cần biết
- Loạt phụ kiện đang sale cho nhà tắm thông minh: Vừa sạch đẹp lại cực hợp với hội người lười
- Bí mật của những chiếc ô tô không bao giờ bị mờ kính vào mùa đông
- Cảnh báo: Khi sưởi ấm vào mùa đông, cẩn trọng với 5 thiết bị chết người này
- 9 món đồ đáng sắm vào mùa đông đang giảm lớn lên tới 50%, chỉ từ 200.000đ
Đèn sưởi nhà tắm là thiết bị được ưa chuộng, đặc biệt khi thời tiết trở lạnh, vì nó làm nóng nhanh. Trên thực tế, việc sử dụng thiết bị này còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Nhiều vụ tai nạn đã xảy ra do đèn sưởi nhà tắm phát nổ khi tiếp xúc với nước, gây bỏng và chấn thương cho người dùng.
Sự cố khi sử dụng đèn sưởi
Sự cố đèn sưởi nhà tắm phát nổ không phải hiếm. Năm 2020, bà Tôn (Tứ Xuyên, Trung Quốc) đang chuẩn bị tắm cho cháu trai thì bóng đèn sưởi nhà tắm bất ngờ phát nổ. May mắn thay, lúc đó họ đang ở ngoài phòng tắm nên không có ai bị thương.
Tuy nhiên, bé gái Đình Đình (Sơn Tây, Trung Quốc) lại không may mắn như vậy trong một vụ việc xảy ra vào tháng 7/2020. Ông của Đình Đình kể lại, khi bóng đèn phát nổ, cháu bé đang đứng ngay bên dưới đèn sưởi, các mảnh kính vỡ đã găm vào trán cháu bé.
Sau vụ nổ, một bóng đèn sưởi trên đèn sưởi nhà tắm đã vỡ vụn, chao đèn chỉ còn lại một nửa, dây tóc bên trong lộ ra ngoài. May mắn là cháu bé đã được đưa đi cấp cứu kịp thời và thoát khỏi nguy hiểm.
Trang The Paper dẫn lại lời của nhân viên cứu hỏa, cho biết giá bán của loại đèn sưởi nhà tắm này thường không cao, còn bóng đèn thay thế thì lại càng rẻ hơn. Các tiểu thương khẳng định đèn sưởi nhà tắm họ bán dùng bóng đèn chống nổ, tuyệt đối không phát nổ.
Thí nghiệm nhanh kiểm tra độ an toàn
Trang The Paper đưa tin, lực lượng cứu hỏa Trung Quốc quyết định làm thí nghiệm để kiểm chứng.
Nhân viên cứu hỏa đã mua ngẫu nhiên 3 loại đèn sưởi nhà tắm, được quảng cáo là chống nổ, giá từ 15 NDT (khoảng 52.000 đồng) tới 100 NDT (khoảng 350.000 đồng). Đầu tiên, các nhân viên thí nghiệm đã nối 3 loại đèn sưởi, bật nguồn cho chúng hoạt động trong 15 phút, sau đó xối nước lạnh lên trên.
Sản phẩm số 1 vừa tiếp xúc với nước lạnh, bóng đèn đã phát nổ ngay lập tức, đồng thời bốc ra nhiều khói trắng. Nếu sử dụng loại đèn sưởi nhà tắm này khi đang tắm trong nhà, kính vỡ rất có thể gây thương tích cho cơ thể, vô cùng nguy hiểm.
Sản phẩm số 2 khi tiếp xúc với nước lạnh thì làm nước nóng lên và bốc hơi, bóng đèn không hề phát nổ. Bộ đèn sưởi nhà tắm số 3, các bóng đèn sưởi ấm cũng không phát nổ khi gặp nước lạnh, nhưng ngay lúc đó, một sự cố bất ngờ đã xảy ra. Bốn bóng đèn sưởi ấm đã chịu được nước lạnh, nhưng bóng đèn chiếu sáng ở giữa lại bị vỡ. Chỉ có bóng đèn sưởi ấm là chống nổ, còn bóng đèn chiếu sáng thì không, khi tắm vẫn tiềm ẩn nguy hiểm.
Trong 3 mẫu thử nghiệm, có tới 2 mẫu phát nổ. Các chuyên gia cho biết: Bóng đèn sưởi nhà tắm thường được làm từ thủy tinh. Nếu quy trình sản xuất không tốt, bề mặt không đều, khi hoạt động bóng đèn nóng lên không đều, gặp lạnh sẽ dễ bị nứt vỡ. Ngoài ra, một số loại đèn kém chất lượng sử dụng bóng đèn thủy tinh mềm giá rẻ, không có chức năng chống nổ, khi gặp nước lạnh cũng sẽ bị nứt vỡ, rất nguy hiểm.
Khi tắm trong phòng tắm, hơi nước sẽ bốc lên, nếu chất lượng bóng đèn không đảm bảo, rất có thể xảy ra tình trạng bóng đèn phát nổ.
Làm thế nào để ngăn chặn đèn sưởi phòng tắm phát nổ?
1. Hệ thống dây điện phải được chuẩn hóa
Công suất của đèn sưởi trong phòng tắm có thể đạt tới 1100 watt trở lên. Vì vậy, hệ thống dây điện phải có khả năng chống thấm nước, tốt nhất là dây lõi đồng nhiều dây có đường kính không nhỏ hơn 1 mm. Đường ống cũng cần được lắp đặt ẩn trong tường. Công tắc nguồn của đèn sưởi cũng phải là sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có khả năng chống thấm nước từ 10 amps trở lên.
2. Không nên bật quá lâu
Nếu dùng đèn sưởi trong thời gian lâu rất dễ bị bỏng nặng vì đèn sưởi luôn tiềm tàng nguy cơ gây cháy cao. Nhất là khi đặt trong phòng tắm, máy sưởi được bật lên sưởi ấm, gặp nước dính vào rất dễ cháy nổ, gây nguy hiểm cho người dùng.
Vậy thời gian tốt nhất hoạt động máy sưởi là 15 phút, tối đa 30 phút; sau khi dùng xong, bạn nên tắt ngay, tránh để máy chạy hết công suất gây tai nạn không đáng có. Bạn cũng có thể tắt bớt đèn khi sưởi ấm, không cần thiết bật hết đèn lên. Sau khi tắm xong nên bôi kem dưỡng ẩm để phòng bệnh da mùa đông.
3. Kiểm tra trước nếu không sử dụng trong một thời gian dài
Nếu lâu ngày không sử dụng máy sưởi nhà tắm, hãy kiểm tra hệ thống dây điện và bóng đèn của máy sưởi nhà tắm rồi bật lên khoảng 3 đến 5 phút xem có bình thường hay không để tránh tai nạn.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên vệ sinh đèn sưởi tối thiểu 2 lần/năm vào thời điểm trước mùa lạnh lúc bắt đầu dùng đèn và sau mùa lạnh khi không dùng nữa để làm sạch bụi bẩn bám trên bóng đèn, giúp kéo dài tuổi thọ của bóng đèn sưởi.
(Tổng hợp)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng