Bắt gặp bức thư xin việc viết bằng ChatGPT, nhà tuyển dụng trao cho ứng viên tiềm năng cái kết ‘đắng lòng’
(Tổ Quốc) - Nhà tuyển dụng cho biết cô không phản đối công nghệ này, nhưng bị sốc trước cách AI xây dựng nội dung cho bức thư này.
Mandy Tang, một chủ doanh nghiệp, cho biết gần đây mình đã nhận được một đơn xin việc chỉ 5 phút sau khi cô đăng tải vị trí tuyển dụng trên UpWork, một nền tảng việc làm tự do trực tuyến.
Mặc dù cô không yêu cầu ứng viên viết thư xin việc, nhưng người tìm việc đã gửi cho cô ấy một lá thư. Thoạt nhìn, Tang cho biết ứng viên có vẻ hoàn toàn phù hợp với vai trò mà cô đang tìm kiếm.
“Bức thư thực sự được định dạng tốt, viết cực kỳ hay và có mọi thứ tôi muốn theo đúng nghĩa đen”, Tang nói. "Nhưng sau đó, tôi nhìn kỹ hơn và nhận ra đó chỉ là một bản sao và họ đã dán tất cả những gì tôi đã đưa vào bản mô tả công việc."
Cô cũng nhanh chóng nhận thấy bức thư thậm chí đã sao chép và nâng cao một số kinh nghiệm của chính bản thân nhà tuyển dụng. "Có một phần trong bản mô tả công việc mà tôi đã nói về việc mình đã điều hành một doanh nghiệp được 5 năm, và sau đó là trong bức thư xin việc viết: 'Tôi đã điều hành một doanh nghiệp được năm năm'", cô chia sẻ.
Tang cho biết cô đã nghe nói về việc những người tìm việc đang sử dụng công cụ ChatGPT của OpenAI và nghi ngờ rằng bức thư mình nhận được có thể do AI tạo ra. Để kiểm chứng, cô đã yêu cầu chatbot AI viết cho mình một lá thư xin việc dựa trên bản mô tả công việc. Kết quả là cô nhận được hai lá thư "giống nhau tới từng chữ".
Dựa trên những phát hiện của mình, Tang cho biết cô tin rằng ứng viên đã đưa bản mô tả công việc qua ChatGPT. "Tôi chỉ nghĩ rằng nó thật điên rồ", cô nói.
Tang cũng nói rằng cô "không có vấn đề gì" với những người tìm việc sử dụng công nghệ nói chung. Nhưng cô bị sốc khi ứng viên này đã không chỉnh sửa bức thư hoặc cung cấp thêm các thông tin cá nhân của chính mình.
Trang Business Insider đã đưa bức thư xin việc vào một công cụ kiểm tra AI, kết quả cho thấy văn bản "có khả năng" được viết bởi một công cụ trí tuệ nhân tạo. Bản thân Trình phân loại AI của OpenAI cũng cho biết văn bản "có thể" do AI tạo ra.
Tang đã không chấp nhận đơn xin việc của ứng viên, với lý do bản CV thiếu các thông tin mang tính cá nhân và nội dung quá giống bản mô tả công việc.
"Tôi đã nghĩ đến việc trả lời họ", cô nói. "Nhưng tôi sau đó nhận được các đơn ứng tuyển khác và thuê được ba người thực sự tuyệt vời, những người thực sự đủ tiêu chuẩn. Người này có lẽ cũng đủ tiêu chuẩn, nhưng tôi sẽ thể không biết điều đó nếu chỉ nhìn từ lá thư xin việc."
Tang đã ghi lại trải nghiệm của mình trong một clip TikTok, nội dung đã thu hút hơn 1,8 triệu lượt xem.
ChatGPT đã dần trở nên phổ biến và ngày càng có nhiều người tìm việc nhờ nó viết các bức thư xin việc, thậm chí nhiều người dùng đã chứng minh kết quả họ đạt được trên TikTok. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng cũng chia sẻ rằng một số ngôn ngữ do AI tạo ra có thể vượt qua các ứng viên thực sự, nhưng chúng có xu hướng thiếu đi sự cá tính của mỗi người.
Và những người tìm việc có thể sớm bị hạn chế việc sử dụng công nghệ này. Robert Boersma, phó chủ tịch điều hành của trang tuyển dụng Talent.com, cho biết những lá thư ứng tuyển do AI tạo ra này đã ngày càng trở nên dễ phát hiện hơn.
“Nếu thư xin việc của bạn sử dụng các từ chuyên môn, các câu nói rộng nhưng thiếu chiều sâu và cá tính, có cấu trúc hợp lý nhưng thiếu các chi tiết nhỏ, thì rất có khả năng nhà tuyển dụng sẽ nhận ra rằng đó là thư xin việc do AI tạo ra”, ông chia sẻ.
Boersma cho biết khi các nền tảng AI trở nên phổ biến, khả năng ứng viên tạo ra các lá thư xin việc có cùng cấu trúc cũng tăng lên. Và các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng sử dụng các công cụ kiểm tra sự hiện diện của AI và những ứng viên bị phát hiện có nguy cơ mất việc do nhà tuyển dụng nhận thấy sự thiếu nỗ lực từ họ.
Các ứng viên cũng có nguy cơ trình bày sai về bản thân nếu họ phụ thuộc quá nhiều vào AI. “Khi các công cụ này soạn thảo các câu trả lời dựa trên thông tin được cung cấp, có thể văn bản được tạo ra sẽ phù hợp với mô tả công việc nhưng không phù hợp với các giá trị và niềm tin cá nhân”, Boersma cho biết thêm.
Mặt khác, Tang khuyến khích các ứng viên có thể sử dụng ChatGPT làm điểm khởi đầu cho lá thư xin việc của họ.
"Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng thông tin cá nhân của riêng bạn", cô nói. "Bạn cần đọc lại nó và bạn cần sử dụng nó như một nền tảng ban đầu để xây dựng lên mọi thứ, chứ không thể chỉ sao chép rồi dán nó vào."
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng