Bất kỳ startup nào cũng phải nhớ kỹ điều quan trọng này

    Tuấn Anh,  

    Nếu xác định tầm nhìn không tốt, startup rất khó có cơ hội phát triển mạnh trong tương lai.

    Những công ty tạo ra ý nghĩa lớn đều được xây dựng dựa trên một tầm nhìn mạnh mẹ, không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố xung quanh. Bạn có thể thấy như:

    "Mục tiêu tổ chức lại thông tin trên toàn thế giới và khiến nó có thể dễ dàng truy xuất được một cách phổ biến, hữu dụng" - Google.

    "Mục tiêu trở thành nhịp nhịp đập của hành tinh" - Twitter.

    "Mục tiêu trở thành công ty hàng đầu trong việc tập trung tới khách hàng. Xây dựng một nơi để mọi người có thể tìm kiếm và khám phá bất kỳ thứ gì họ muốn mua sắm" - Amazon.


    Nghe có vẻ hoành tráng và trừu tượng, nhưng khi bạn suy nghĩ kĩ về những mục tiêu nói trên, bạn sẽ hiểu tại sao một kế hoạch như "Ứng dụng chụp và chia sẻ ảnh tốt nhất trên iPhone" thật vớ vẩn, không đủ sức thuyết phục.

    Khi xác định làm startup, chắc hẳn không ai muốn mình chỉ dừng lại ở một không gan nhỏ bé. Tầm nhìn cho những startup/công ty cũng như vậy, nó cần lâu dài và bền vững theo năm tháng. Yếu tố tác động như công nghệ, mạng xã hội hay những xu hướng sẽ đến và đi theo quy luật tự nhiên, các công ty cần thích nghi với chúng bất kể điều gì xảy ra.

    Cùng đọc lại 3 ví dụ về tầm nhìn ở phía trên, bạn sẽ thấy Google không hề nhắc tới tìm kiếm, Amazon không nhắc tới việc kinh doanh sách và Twitter cũng không nói tới mạng xã hội. Đó gọi là tư duy đường dài. Không nên đặt công ty/startup của mình phụ thuộc vào công nghệ, xu hướng hay những công ty khác. Vấn đề ở đây là bạn sẽ làm gì cho người dùng của mình trong tương lai? Nếu tầm nhìn bạn đặt ra chỉ là "Dịch vụ chat video số 1 dành cho Facebook Messenger", tôi sẽ cảm thấy tiếc cho bạn.

    Tầm nhìn được tạo ra từ đâu?

    Tầm nhìn sẽ cho phép bạn thiết lập các mục tiêu, xác định hướng đi và tiến độ của bạn. Đối với mỗi mục tiêu, cho dù đó là 10% thị phần hoặc 100 nghìn người dùng, bạn đều có thể lập kế hoạch cho một chiến lược để đạt được nó. Mỗi chiến lược hãy chọn nhiều chiến thuật và những cách khác nhau để tiến tới. Và với mỗi chiến thuật, bạn cũng sẽ cần nhiều cách làm, những công việc cụ thể để triển khai.

    Nghe có vẻ khá nhiều việc, hãy cùng thử làm một ví dụ.

    Trên thực tế luôn có nhiều hơn 1 mục tiêu và có nhiều hoạt động kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Cụ thể như hình phía dưới.

    Đặt ra tầm nhìn giúp mọi người đều biết hướng đi của họ, kể cả trong những nhóm nhỏ. Đồng thời nó cũng giúp bạn hiểu hoạt động nào mang lại giá trị, hoạt động nào vô nghĩa; giúp bạn biết khi nào cần nói "Không", khi nào nói "Có".

    Trong cuốn "Chiến lược là gì" của Michael Porter có viết: "Tất cả lợi thế và điểm yếu đều đến từ tổng hòa của các hoạt động trong công ty, không chỉ là một vài hoạt động đơn lẻ".

    Một tầm nhìn đúng sẽ giúp bạn nhìn ra được điều đó.

    Vấn đề thường gặp

    Vấn đề của những kế hoạch dạng "hãy tiếp tục thêm những tính năng tốt" đó là khó có thể cùng đồng thuận cho rằng tính năng nào hữu ích để dồn thời gian cho nó. Khi mới bắt đầu phát triển thì điều này có thể chấp nhận, nhưng trong giai đoạn cố gắng để đạt được mục tiêu cụ thể, chúng ta cần một tầm nhìn để giúp xác định được việc đang làm.

    Khi bạn thấy hoạt động nào cũng có ích, đó là khi hoạt động của startup không hề ổn. Cũng như khi bạn không biết phải đi đâu, bất cứ con đường nào cũng có vẻ tốt.

    Việc xác định được tầm nhìn để dẫn dắt cả startup đòi hỏi phải có sự xuất hiện của những người thông thái, có "tầm". Với mỗi startup, đó là điều thiết yếu.

    Tham khảo Medium

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày