Bật mí bí mật quân sự: Siêu tăng thế hệ mới "Armata" sẽ được trang bị khả năng phát hiện mục tiêu từ xa như thế nào?

    PnM,  

    Sau khi phóng đi đến độ cao 300 mét, thiết bị này sẽ tự động bung dù và liên tục truyền hình ảnh của một khu vực có diện tích khoảng 500 - 700 mét vuông đến bộ phận thu nhận tín hiệu trong xe tăng.

    Mikran là một doanh nghiệp thuộc tổ hợp nghiên cứu khoa học và chế tạo các sản phẩm vô tuyến - điện tử của Nga. Công ty này chuyên phát triển và sản xuất những thiết bị thông tin liên lạc không dây đa mục đích, các thiết bị điều khiển – đo lường bằng sóng cao tần, cũng như các sản phẩm phức tạp khác dựa trên chúng.

    Bật mí bí mật quân sự: Siêu tăng thế hệ mới Armata sẽ được trang bị khả năng phát hiện mục tiêu từ xa như thế nào? - Ảnh 1.

    Một trong những sản phẩm quốc phòng nổi bật nhất của Mikran là hệ thống trinh sát chiến thuật chiến lược dùng cho các lực lượng vũ trang Liên bang Nga mang tên "Glaz" (tiếng Nga: Глаз/Con mắt).

    "Glaz" là một tổ hợp gồm có:

    1. ống phóng tên lửa kiêm chức năng hộp bảo quản;

    2. Thiết bị quan sát nhỏ gọn được phóng đi từ ống phóng này;

    3. Thiết bị thu nhận tín hiệu.

    Bật mí bí mật quân sự: Siêu tăng thế hệ mới Armata sẽ được trang bị khả năng phát hiện mục tiêu từ xa như thế nào? - Ảnh 2.

    Tổ hợp "Glaz" cho phép nhanh chóng thu thập các dữ liệu hình ảnh và video trong những tình huống khẩn cấp, ở những nơi khó lấy thông tin bằng các phương tiện thông thường hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Một tình huống "đơn giản nhưng kinh điển" mà "Glaz" có thể phát huy tác dụng là sử dụng trong các trận chiến ở đô thị. Lúc này kẻ thù nằm ngoài tầm nhìn của các thiết bị quan sát quang học thông thường: đằng sau các tòa nhà, hàng rào, hay thậm chí là trên mái công trình, v.v.

    Khi sử dụng, quân nhân sẽ dùng ống phóng tên lửa này để bắn thiết bị quan sát theo hướng tới mục tiêu. Ống phóng thiết bị kiêm hộp bảo quản có chiều dài khoảng 300 mm và nặng khoảng 400 g. Nó có thể được chế tạo ở dạng cơ động hoặc lắp thành hệ thống phóng điều khiển từ xa đặt trên xe bọc thép.

    Bật mí bí mật quân sự: Siêu tăng thế hệ mới Armata sẽ được trang bị khả năng phát hiện mục tiêu từ xa như thế nào? - Ảnh 3.

    Ở độ cao tối đa (lên đến 300 mét), thiết bị này sẽ tự động bung dù và liên tục truyền hình ảnh có độ phân giải cao theo thời gian thực đến thiết bị thu nhận tín hiệu của người điều khiển. Lúc này, trường quan sát rộng của thiết bị sẽ cho phép nó thu được hình ảnh của một khu vực có diện tích khoảng 500 - 700 mét vuông.

    Hệ thống có thể được cấu hình để tự động xoay camera "mini" theo một hướng nhất định sau một khoảng thời gian nhất định hoặc điều khiển bằng tay.

    Bật mí bí mật quân sự: Siêu tăng thế hệ mới Armata sẽ được trang bị khả năng phát hiện mục tiêu từ xa như thế nào? - Ảnh 4.

    Ưu điểm của "Glaz" so với các loại thiết bị bay trinh sát khác (flycam, UAV,…) là nó không cần sạc lại và không đòi hỏi người sử dụng phải có các kỹ năng điều khiển phức tạp. Sau khi được phóng đi, hình ảnh và video sẽ được truyền đến thiết bị thu ở chế độ tự động. Khi được kết hợp với hệ thống phân phối thông tin thì tất cả các thành viên trong một nhóm tác chiến sẽ đều nhận được hình ảnh và đưa ra quyết định nhanh nhất có thể. Hệ thống này đã được thử nghiệm thực tế tại Syria.

    Bật mí bí mật quân sự: Siêu tăng thế hệ mới Armata sẽ được trang bị khả năng phát hiện mục tiêu từ xa như thế nào? - Ảnh 5.

    Cấu tạo một ống phóng gồm: Module ghi nhận hình ảnh, hệ thống cân bằng và khối tăng tốc

    Trên thực tế, "Glaz" là một tổ hợp thiết bị trinh sát/do thám khá đơn giản và rẻ tiền. Tất cả những gì cần trang bị là pin dùng một lần cho thời gian sử dụng ngắn, module Wi-Fi, camera và thiết bị nhận tín hiệu. Với phương châm thiết kế "đa dụng, đa phương tiện", các nhà khoa học của Mikran đã mở rộng khả năng tiếp hợp của "Glaz" đến tối đa khi mà người dùng chỉ cần cài đặt phần mềm chuyên dụng lên một chiếc máy tính bất kỳ nào (máy tính xách tay, máy tính cá nhân hay thậm chí là smartphone) có hỗ trợ chuẩn giao tiếp Wi-Fi chuẩn 802.11n là đã có thể biến nó thành thiết bị thu nhận tín hiệu.

    Bật mí bí mật quân sự: Siêu tăng thế hệ mới Armata sẽ được trang bị khả năng phát hiện mục tiêu từ xa như thế nào? - Ảnh 6.

    Hệ thống phóng tên lửa trinh sát Glaz có thể được điều khiển từ xa. Trong hình là khối bệ phóng đặt trên xe bọc thép với 7 ống phóng - tương đương 7 "con mắt" có thể cùng được phóng ra.

    Phiên bản mới nhất của tổ hợp Glaz do Mikran chế tạo có thể lắp đặt trên xe tăng Armata. Nó có tới bảy ống phóng với bộ phận nạp đạn tên lửa được lắp trên khớp xoay trong buồng lái của xe tăng.

    T-14 Armata (tiếng Nga: Т-14 Армата, Định danh GBTU: Объект 148) là một loại xe tăng chủ lực thế hệ thứ tư do Nga sản xuất. Dòng xe tăng này được phát triển (ít nhất là) từ năm 2009 và bắt đầu phục vụ trong lực lượng Lục quân Nga từ năm 2016. Nó được đánh giá là loại xe tăng hiện đại và tốt nhất trên thế giới vào thời điểm hiện tại dù chưa có cơ hội thực chiến.

    Bật mí bí mật quân sự: Siêu tăng thế hệ mới Armata sẽ được trang bị khả năng phát hiện mục tiêu từ xa như thế nào? - Ảnh 7.

    Armata được hy vọng sẽ trở thành đơn vị chiến đấu công nghệ cao nhất của lực lượng xe tăng Nga. Vào năm 2017, việc sản xuất hàng loạt chính thức được bắt đầu và đồng thời những thủ tục nghiệm thu quân sự cũng được khởi động. Tuy nhiên, quá trình tinh chỉnh và cải tiến không kết thúc ở đó. Hiện nay, các kỹ sư vẫn đang nghiên cứu phát triển các công nghệ mới để phục vụ nâng cao hiệu quả chiến đấu và đem đến sự thoải mái cho kíp lái và tổ hợp Glaz này là một trong số đó, bên cạnh các tiện ích như trợ lý giọng nói (tiếng Nga: голосовой помощник, tiếng Anh: voice assistant) hay nhà vệ sinh với đầy đủ chức năng.

    Tổ hợp Glaz và những thước phim thực tế đầu tiên

    Một khi những thông tin quan trọng về sự hiện diện của kẻ thù (ví dụ: trên nóc các tòa nhà, phía sau hàng rào và công trình, hay cấu trúc hệ thống công sự.., v.v.) đến với người lính kịp thời có thể sẽ cứu sống hàng trăm người.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày