Bất ổn chưa từng có tại OpenAI: Sam Altman chủ trương tăng trưởng bất chấp, nhân viên đồng loạt nghỉ việc
OpenAI đang rất bất ổn.
- Hé lộ cuộc sống bí ẩn của Sam Altman: Làm CEO OpenAI chỉ là phụ, âm thầm đầu tư vào hơn 400 công ty khác nhau, sở hữu lượng cổ phần trị giá tới 2,8 tỷ USD
- Bkav công bố "BkavGPT": Tuyên bố giải quyết được vấn đề mà OpenAI, Google còn đang vướng mắc
- OpenAI của Sam Altman bỏ tiền mua nội dung từ News Corp
- Bê bối "giọng nói Scarlett Johansson": OpenAI và những “chú hề” công nghệ?
- Giám đốc điều hành OpenAI ra đi vì bất mãn công ty đặt lợi nhuận trên an ninh
Một số nhân viên OpenAI đang lên tiếng tố cáo văn hóa ‘liều lĩnh’ tại công ty trí tuệ nhân tạo nức tiếng San Francisco. Lo ngại chủ yếu xoay quanh việc Sam Altman làm chưa đủ để ngăn chặn hệ thống AI trở nên nguy hiểm.
Cụ thể, những người này cho biết OpenAI, khởi đầu từ một phòng thí nghiệm nghiên cứu phi lợi nhuận, đang đặt lợi nhuận và tăng trưởng lên hàng đầu thay vì chú trọng an toàn người dùng. OpenAI cũng bị tố áp dụng chiến thuật cứng rắn để ngăn cản nhân viên bày tỏ mối quan ngại về công nghệ, trong đó có thoả thuận hạn chế nói xấu công ty nếu nghỉ việc.
Daniel Kokotajlo, cựu nhân viên thuộc bộ phận quản trị của OpenAI, cho biết: “OpenAI thực sự hào hứng với việc xây dựng A.G.I. Họ đang chạy đua một cách liều lĩnh để trở thành người tiên phong”.
Được biết, nhóm nhân viên nói trên đã viết một bức thư kêu gọi lãnh đạo A.I. các công ty, bao gồm cả OpenAI, thiết lập tính minh bạch cao hơn cũng như nhiều biện pháp bảo vệ hơn cho những người dũng cảm tố giác. William Saunders, một kỹ sư nghiên cứu đã rời OpenAI vào tháng 2 và ba cựu nhân viên OpenAI khác là Carroll Wainwright, Jacob Hilton và Daniel Ziegler nằm trong số này.
Theo Kokotajlo, một số nhân viên hiện tại của OpenAI đã xác nhận ẩn danh vì sợ bị trả thù.
Đáp lại, đại diện phát ngôn của OpenAI, Lindsey Held, cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi tự hào về thành tích và tin tưởng cách tiếp cận khoa học của mình. Chúng tôi đồng ý rằng cuộc tranh luận gay gắt trên là rất quan trọng. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với chính phủ và các cộng đồng khác trên khắp thế giới”.
Sự việc diễn ra vào thời điểm khó khăn đối với OpenAI. Công ty vẫn đang ‘phục hồi’ sau cuộc ‘đảo chính’ toan tính vào năm ngoái, khi các thành viên hội đồng quản trị bỏ phiếu sa thải CEO Sam Altman vì lo ngại về sự thẳng thắn của ông. Tuy nhiên, Altman đã được đưa trở lại vài ngày sau đó. Hội đồng quản trị mới cũng được thành lập.
Trước đó, OpenAI cũng phải đối mặt với các cuộc chiến pháp lý với những người sáng tạo nội dung cáo buộc công ty ăn cắp các tác phẩm có bản quyền để đào tạo sản phẩm. Kế hoạch ra mắt trợ lý giọng nói siêu thực gần đây cũng bị hủy sau tranh cãi công khai với nữ diễn viên Hollywood Scarlett Johansson - người cho rằng OpenAI đã bắt chước giọng nói của cô mà không hề xin phép.
Tháng trước, Tiến sĩ Sutskever, người từng tham gia hội đồng quản trị của OpenAI đồng thời bỏ phiếu sa thải ông Altman, đã đưa ra cảnh báo về những rủi ro AI tiềm ẩn. Sự ra đi của ông được một số nhân viên coi là bước lùi của OpenAI.
Tương tự, Tiến sĩ Leike cũng từ chức. Trong loạt bài đăng công khai, ông tin rằng “văn hóa và quy trình an toàn tại công ty đã nhường chỗ cho các sản phẩm sáng bóng”.
Daniel Kokotajlo, 31 tuổi, gia nhập OpenAI vào năm 2022 với tư cách nhà nghiên cứu quản trị. Ông tin rằng A.I phiên bản cao cấp hơn sẽ hủy diệt hoặc gây tổn hại tới nhân loại.
Tại OpenAI, các quy trình an toàn vẫn được áp dụng xong không có vai trò đáng kể. Kokotajlo hồi năm ngoái đã khuyên Altman “chuyển sang hướng an toàn” và dành nhiều thời gian cũng như nguồn lực bảo vệ người dùng trước những rủi ro của A.I. Altman đồng tình, song không thực hiện thay đổi nào đáng kể.
Vào tháng 4, Kokotajlo nghỉ việc. Trong một email gửi tới nhóm của mình, anh nói mình rời đi vì “mất niềm tin rằng OpenAI sẽ hành xử có trách nhiệm”. “Thế giới chưa sẵn sàng và chúng tôi cũng chưa sẵn sàng. Tôi lo ngại rằng chúng tôi đang quá vội vã tiến về phía trước và hợp lý hóa hành động của mình”.
Khi được hỏi về những thoả thuận sau khi nghỉ việc, Kokotajlo cho biết mình từ chối ký và sẵn sàng trả lại số vốn chủ sở hữu trị giá 1,7 triệu USD nếu bị yêu cầu truy thu.
“Thỏa thuận chấm dứt yêu cầu bạn phải có chữ ký trong vòng 7 ngày”, một đại diện công ty đã trả lời email một nhân viên đề xuất nghỉ việc. “Bạn phải hiểu rằng nếu bạn không ký, điều đó sẽ ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu của bạn. Chúng tôi chỉ làm mọi việc theo đúng quy định”.
Trước đó, tờ WSJ đưa tin CEO Sam Altman của OpenAI đang tham vọng gọi vốn 7 nghìn tỷ USD nhằm tạo nên một dự án trí thông minh nhân tạo (AI) có thể thay đổi toàn bộ ngành bán dẫn cũng như nền kinh tế toàn cầu. Theo các chuyên gia, đây là thách thức vô cùng lớn, vượt xa cả rào cản tiền bạc thông thường cũng như bất kỳ tiêu chuẩn gây quỹ khởi nghiệp nào. Nếu kế hoạch thành công, cung vượt cầu; các công ty sẽ phải vận hành nhà máy dưới mức năng lực sản xuất. Điều này chẳng khác nào hồi chuông báo tử, dù quả thực, giá chip sẽ giảm xuống.
Gần đây nhất, Superalignment, nhóm có vai trò giảm thiểu rủi ro AI được OpenAI thành lập vào tháng 7/2023, vừa được tuyên bố giải thể. Lãnh đạo nhóm là Ilya Sutskever và Jan Leike cũng đệ đơn xin từ chức.
Trước đó, CEO Sam Altman cũng từng xung đột với ban quản trị về vấn đề này. Theo BI, ông Sutskever lo lắng rằng Altman đang thúc đẩy OpenAI phát triển quá nhanh và vì vậy, muốn thực hiện mọi thứ một cách thận trọng. Tuy nhiên, mâu thuẫn trong suy nghĩ với Sam Altman khiến vị lãnh đạo này dần bị đẩy ra khỏi các quyết định liên quan đến GPT-5 cũng như kế hoạch mở rộng quy mô sản phẩm.
Theo: The New York Times, Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng