Bắt tự động hóa mọi thứ, kỹ sư nói chỉ có thể làm 4 lớp, khăng khăng phải làm cho tôi 3 lớp: Phong cách quản lý tổn hao tiền bạc, khiến các nhân viên Tesla 'chạy mất dép' của Elon Musk
Elon Musk cuối cùng thừa nhận trong một bài phỏng vấn với tờ CBS và đăng tweet vào tháng 4/2018 nói rằng ông đã quá phụ thuộc vào tự động hóa. Ông thừa nhận rằng đó là "lỗi của tôi".
Cuối năm 2016, CEO Tesla là Elon Musk tự tin nói với các nhà đầu tư rằng công ty sẽ sản xuất được 500.000 chiếc xe ô tô điện vào năm 2018.
Để đạt được công suất như vậy, vị CEO này đã buộc đội ngũ kỹ sư tìm ra cách "tự động hóa mọi thứ" trong dây chuyền lắp ráp Model 3. Model 3 được xem là tương lai của Tesla. Ở mức giá 35.000 USD cho bản cơ bản, nó được dự đoán trở thành mẫu xe ô tô điện giá rẻ đại trà, đưa Tesla từ một nhà sản xuất ô tô cho những người giàu trở thành công ty phục vụ tất cả mọi người.
Đội ngũ của ông đã vạch ra 4 lớp linh kiện của xe có thể được cùng lắp đặt bởi máy móc, từ những bộ phận cố định và dễ nhất đến những thứ khó nhất, cần độ linh hoạt cao.
Tuy nhiên, Musk nói với họ rằng hãy tự động hóa mọi thứ qua 3 lớp. Đội ngũ đã nói với ông rằng robot không thể làm tốt việc lắp đặt những linh kiện phần mềm như tấm lót cửa Model 3 và rằng Tesla cần nhiều kỹ sư hơn để quản lý những quy trình tự động bao quát hơn như vậy. Tuy nhiên, Musk vẫn khăng khăng với ý kiến của mình.
Kết quả là dây chuyền sản xuất Model 3 tại nhà máy ở Fremont được trang bị những con robot đắt đỏ với ưu tiên hoạt động như những yêu cầu của Elon Musk. Tuy nhiên, chúng chưa bao giờ làm việc chính xác và các thiết bị vẫn duy trì trong vài tháng trước khi bị loại bỏ hoàn toàn vào mùa hè này.
Musk cuối cùng thừa nhận trong một bài phỏng vấn với tờ CBS và đăng tweet vào tháng 4/2018 nói rằng ông đã quá phụ thuộc vào tự động hóa. Ông thừa nhận rằng đó là "lỗi của tôi".
Giai thoại này chinh là biểu tượng cho phong cách quản lý li ti của Musk. Những bài phỏng vấn với 35 cựu nhân viên và nhân viên hiện tại đã mô tả vị CEO đầy tham vọng của họ là một người luôn để những thứ linh tinh ảnh hưởng tới quá trình đưa ra các quyết định, dẫn đến việc ông ấy thông qua những dự án đắt đỏ sau đó đều thất bại và kết quả là việc sản xuất bị trì hoãn. Họ cũng mô tả những lần Musk từ chối cân nhắc những phương pháp ưu tiên bởi những nhà sản xuất ô tô khác và lờ đi lời khuyên từ những chuyên gia trong ngành.
Tương lai của Tesla trở thành nhà sản xuất ô tô đại trà phụ thuộc vào việc tự động hóa và tính hiệu quả của quá trình sản xuất Model 3. Theo một chuyên gia phân tích, Tesla sẽ mất 6.000 USD cho mỗi chiếc Model 3 trị giá 35.000 USD được bán. Họ chỉ có thể hòa vốn nếu chiếc ô tô đó được bán ở mức 41.000 USD.
Tesla đã hoàn thành mục tiêu sản xuất hơn 5.000 chiếc Model 3 trong 1 tuần trong quý 3. Tổng cộng công ty đã làm ra được 80.142 chiếc xe, vượt cả kỳ vọng của các chuyên gia phân tích ở phố Wall. Tuy nhiên công ty hiện mới chỉ gần đạt mốc 500.000 chiếc mà Musk hứa vào năm 2016. Tới cuối quý 3, Tesla đã sản xuất được 167.975 chiếc xe vào năm nay. So sánh với đó, Ford sản xuất được lượng xe như vậy chỉ trong 10 ngày.
Tesla hứa hẹn với các nhà đầu tư rằng họ sẽ đạt được dòng tiền dương và có lãi vào nửa cuối của năm 2018. Tuy nhiên một vài nhà đầu tư và chuyên gia phân tích nghi ngờ về khả năng đó. Nợ của Tesla chính là vấn đề: Công ty phải trả 230 triệu USD trong tháng 11 – một phần trong khoản nợ 1,3 tỷ USD đến hạn vào tháng 3/2019.
Số phận của Tesla đang được đặt vào tay CEO Tesla và nó chưa bao giờ đứng trước thử thách như vậy.
Nhiều nhân viên nghĩ Musk là cần thiết đối với thành công của công ty. Họ ca ngợi tính sáng tạo và những bài phát biểu truyền cảm hứng của Musk. Một số thì tin rằng phong cách quản lý của ông sẽ giúp xây dựng nên một công ty tuyệt vời.
Một nhân viên Tesla và SpaceX là Spencer Gore thì nói rằng: "Elon Musk đang trong vị thế thử thách chưa từng trải qua – cố gắng thay đổi sản phẩm một ngành công nghiệp đã hình thành với một ngân sách có hạn. Ông ấy không thể cho phép mình đưa ra các quyết định chậm chạp hay thể hiện lòng trắc ẩn. Khi quan tâm tới những chi tiết nhỏ nghĩa là ông ấy muốn làm tăng tốc độ của việc thực thi công việc. Với nhiều kỹ sư việc này sẽ gây ra những rắc rối nhưng chính phong cách quản lý li ti kiểu đó là thứ khiến tôi lựa chọn công ty".
Tuy nhiên một vài nhân viên khác lại công khai chỉ trích phong cách quản lý kể trên của elon Musk làm tăng chi phí và tính phức tạp cho nhà máy.
Những dự án đắt đỏ
Tham vọng của Elon Musk là biến các nhà máy Tesla trở nên công nghệ cao và khác biệt so với tất cả những nhà sản xuất ô tô khác.
Một ví dụ như là dự án được biết đến là "Vision System" - hệ thống xử lý hình ảnh công nghiệp không dùng quạt tản nhiệt kết hợp với một môi trường phát triển tích hợp trực quan, tiện dụng, linh động và dễ dàng mở rộng cho các ứng dụng sử dụng thị giác máy tính..
Vision System được lắp đặt với mục tiêu làm tăng tốc độ kiểm tra chất lượng quy trình lắp ráp cuối của Model 3s. Các kỹ sư sản xuất đã lắp đặt những chiếc camera với độ phân giải cao và hướng đến những chiếc xe đi qua dây chuyền, chụp ảnh lại và chuyển tới cho các chuyên gia giám sát trong những bộ phận khác của nhà máy. Các chuyên gia sẽ phân tích bức ảnh trên máy tính, sau đó click vào chữ "good to go" để ra tín hiệu về những kiểm tra tiếp theo của chiếc xe.
Tuy nhiên, các cựu nhân viên Tesla nói rằng camera không thể chụp đúng và rõ được những bộ phận quan trọng của xe. Thậm chí một vài camera còn phải định vị lại và một vài cái mới được thêm.
Kết quả là những chiếc camera như vậy đã bị loại bỏ trong nửa đầu năm 2018. Tuy nhiên, hệ thống máy tính được sử dụng mọi nơi ở các nhà máy.
Một ví dụ khác là vào năm 2016, khi Tesla bắt đầu lắp đặt "thảm ma thuật" để đưa những linh kiện cho các công nhân trong dây chuyền Model 3.
Tesla đã phải sắp xếp lại toàn bộ dây chuyền lắp ráp Model 3 để có chỗ lắp đặt hệ thống này và dự tính sẽ chi 40 triệu USD cho các thiết bị, giấy phép và việc lắp đặt. Tesla đã tuyển 20 kỹ sư toàn thời gian cho sáng chế này trong 3 tháng.
Nhưng, hệ thống này chưa bao giờ hiệu quả. Hiện tại, các nhân viên nhà máy phải chuyển các linh kiện tới dây chuyền Model 3 bằng xe tải hoặc dây tời. Một phần của "thảm ma thuật" hiện được tái sử dụng cho dây chuyền lắp ráp Model 3 chung.
Musk thừa nhận trong báo cáo quý 2 của công ty rằng kế hoạch ban đầu không hiệu quả.
"The Elon way" chứ không phải "Toyota way"
Một vài cựu nhân viên và nhân viên hiện tại còn nói thêm rằng Musk từ chối những cách tiếp cận mà các nhà sản xuất ô tô lớn sử dụng như Toyota, GM hay Volkswagen. Điều này thậm chí mở rộng tới cả những tiêu chuẩn của ngành – cũng là thứ không được khuyến khích ở Tesla.
Ram Ramasamy - chuyên gia phân tích nói rằng: "Elon Musk thừa nhận rằng ông đã tự động quá nhiều và quá sớm. Ông lẽ ra có thể tránh được rất nhiều vấn đề bằng việc bắt đầu từ những thứ nhỏ, thất bại nhanh chóng sau đó thích nghi và thay đổi văn hóa để phù hợp với công việc đó".
Tuy nhiên vị chuyên gia này vẫn cho rằng khả năng di chuyển nhanh chóng sau thất bại của Musk là một tín hiệu tốt trong dài hạn. "Tôi ngạc nhiên bởi khả năng thất bại nhanh chóng và tiếp tục di chuyển của ông ấy. Ông ấy không chùn bước mà đứng dậy và xử lý tiếp rất nhanh. Đó thực sự là bản lĩnh giúp công ty phát triển tốt".
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu phương pháp đó của Elon Musk có đang đặt các nhân viên trong sự rủi ro và liệu Musk có đủ thời gian và tiền bạc để cứ tiếp tục những thất bại như cơm bữa như vậy hay không?
Trên thực tế, các nhà đầu tư, cổ đông, nhân viên của Elon Musk đôi lúc đã không còn đủ kiên nhẫn với ông!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng