Tính "bầy đàn" của một bộ phận dân mạng khiến nạn "bắt nạt trực tuyến" nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Còn nhớ năm 2011, cậu bé 14 tuổi Jamey Rodemeyer (Mỹ) đã tự tử sau khi chịu sự miệt thị và xa lánh của bạn bè ngoài đời và trên mạng vì lí do cậu là gay. Cũng trong năm 2011, Rehtaeh Parsons, một nữ sinh vùng Nova Scotia (Canada) đã treo cổ tự sát hình hình ảnh cô bị cưỡng bức phát tán trên mạng khiến cô bị trêu chọc, lăng mạ trong hơn 1 năm. Tưởng rằng những sự việc trên đã phần nào thay đổi nhận thức của giới trẻ nhưng cho đến nay, nạn "bắt nạt trực tuyến" không có chiều hướng giảm đi mà ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt.
Rehtaeh Parsons - nạn nhân của "bắt nạt trực tuyến"
Tại Việt Nam, hiện tượng "bắt nạt trực tuyến" phần lớn xuất hiện dưới dạng "hội anti". Chỉ cần tìm kiếm trên facebook, chúng ta có thể thấy vô số hội nhóm được lập ra chỉ để anti, tẩy chay một người nào đó.
Trong phần lớn những hội nhóm được lập ra để anti, bắt nạt một người nào đó trên mạng xã hội hiện nay, thực tế là "chẳng cần phải làm gì, bạn vẫn bị tẩy chay như thường". Một cô nàng xinh xắn, một người có điều kiện được đi du lịch nhiều nơi, hay thậm chí một người không vừa mắt ai đó cũng có thể là mục tiêu bị bắt nạt trên mạng.
Cái đáng nói ở đây là cộng đồng mạng Việt Nam thường quen với lối "bầy đàn", chạy theo đám đông, tung hô một nhân vật nào đó lên mức thần thánh, hoặc nếu “dìm” thì cùng nhau dìm hết sức cho hả dạ mới thôi. Cái cách mà giới trẻ ngày nay đang thể hiện trên Facebook thông qua việc lập ra các fanpage, click like làm thành viên, comment… càng chứng tỏ nhận thức và suy nghĩ của họ còn thiếu chín chắn.
Theo nghiên cứu mang tên "Thanh thiếu niên, sự nhân ái và bạo tàn trên mạng xã hội" của Pew Internet và American Life Project trên 800 trẻ em độ tuổi từ 14-17 và phụ huynh của các em cho thấy có tới 88% thanh thiếu niên nhìn thấy hành vi bắt nạt trực tuyến. Khoảng 13% số trẻ em được khảo sát cho biết hành động bắt nạt hay đe doạ trực tuyến khiến chúng lo lắng không dám đên trường hoặc gây ra một cuộc tranh vãi với bố mẹ.
Nghiên cứu viên cấp cao Amanda Lenhart, tác giả bản báo cáo cho biết: Các trang mạng xã hội tạo ra không gian tương tác mới cho các thanh thiếu niên, và cho chúng chứng kiến trên đó một tổ hợp hỗn loạn giữa lòng vị tha và sự tàn bạo. Đối với hầu hết các thanh thiếu niên, đây là những không gian thú vị và bổ ích, nhưng phần lớn cũng đã nhìn thấy mặt khác của mạng xã hội. Và đối với một nhóm nhỏ các thanh thiếu niên, thế giới truyền thông xã hội không phải là một nơi tốt đẹp bởi nó phô bày một môi trường đầy công kích và những hành vi hèn hạ.
"Bắt nạt trực tuyến" đang hoành hành trên mạng xã hội.
Những lời nói, những bình luận trên mạng xã hội là "ảo", tuy nhiên tổn thương mang lại là "thật". Nó khiến nạn nhân căng thẳng, lo sợ bị làm phiền dưới nhiều hình thức, e dè hơn khi tiếp xúc với người khác, tạo vỏ bọc cho mình và nhút nhát, sợ hãi cuộc sống dẫn tới những trường hợp đáng tiếc như nhiều vụ tự tử xảy ra trước đây.
Với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội kéo theo đó là nhiều vấn đề nhức nhối xoay quanh, thiết nghĩ đã đến lúc cư dân mạng cần nhận thức và chống lại nạn "bắt nạt trực tuyến" đang hoành hành.
Có thể bạn quan tâm:
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng