“Bây giờ hoặc không bao giờ”: Các nhà khoa học ra ‘tối hậu thư’ về sức chịu đựng cuối cùng của Trái đất
Theo một báo cáo mới được các nhà khoa học hàng đầu đầu thế giới công bố ngày 4/4, cuộc chiến để giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5 độ C đã đạt đến những giới hạn cuối cùng.
Báo cáo được mong đợi đã bị trì hoãn do những tranh luận phút chót về cách diễn đạt chính xác của tài liệu. Việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp sẽ cần mức phát thải khí nhà kính đạt đỉnh muộn nhất là trước năm 2025. Đồng thời, khí mê-tan cũng cần giảm khoảng 1/3.
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc cho biết gần như không thể tránh khỏi việc nhân loại nhanh chóng vượt qua ngưỡng nhiệt độ tới hạn là 1,5 độ C trong kịch bản này. Nhưng nhiệt độ Trái đất có thể trở lại dưới mức này vào cuối thế kỷ.
Jim Skea, đồng chủ tịch bộ phận Working Group III của IPCC, cho biết trong một tuyên bố kèm theo báo cáo: "Chúng ta cần hành động bây giờ hoặc không bao giờ, nếu chúng ta muốn hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Nếu không cắt giảm phát thải ngay lập tức và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực thì sẽ càng không thể làm điều đó trong tương lai".
Mục tiêu 1,5 độ C là ngưỡng nhiệt được quy định trong Thoả thuận Paris mang tính bước ngoặt năm 2015. Nó được công nhận là một mục tiêu toàn cầu vì nếu vượt quá mức này, Trái đất sẽ có nguy cơ đạt đến "điểm tới hạn". Đây là ngưỡng mà những thay đổi nhỏ có thể dẫn đến những thay đổi thảm khốc hơn trong toàn bộ hệ thống hỗ trợ sự sống của Trái đất.
Julia Steinberger, nhà kinh tế sinh thái học và giáo sư từ Đại học Lausanne của Thụy Sĩ, nói với CNBC qua điện thoại: "Điều đầu tiên là, chúng ta đang đi sai đường, về cả quỹ đạo và cả chính sách, chúng ta không tiếp tục giữ được 1,5 hoặc thậm chí là 2 độ C".
Báo cáo mới nhất của IPCC được đưa ra sau hàng loạt các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gây chấn động trên toàn thế giới. Ví dụ như vài tuần trước, một tảng băng có kích thước bằng thành phố New York đã sụp đổ ở Nam Cực.
Kịch bản thảm họa đã thúc đẩy một cuộc đình công vì khí hậu trong tháng trước. Hàng trăm nghìn nhà hoạt động môi trường từ 93 quốc gia thế giới tuần hành với biểu ngữ #PeopleNotProfit.
Chủ tịch IPCC Hoesung Lee cho biết nhân loại đang ở giữa "ngã ba đường", nhưng các công cụ và bí quyết cần thiết để hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu vẫn sẵn có.
Uỷ ban Khí hậu của Liên Hợp Quốc đã nói rằng để giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5 độ C trong thế kỷ này, lượng khí thải phải giảm một nửa.
Các nhà khoa học của IPCC cũng lặp lại lời kêu gọi cắt giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch để hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu đang ở mức 1,1 độ C so với mức thời tiền công nghiệp.
Báo cáo cho biết mức phát thải khí nhà kính trung bình hàng năm trên toàn cầu ở mức cao nhất trong lịch sử loài người từ năm 2010 đến năm 2019, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại. Điều này trùng hợp với việc ngày càng có nhiều bằng chứng về hành động khí hậu.
Nhưng báo cáo cảnh báo rằng việc hạn chế nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự giảm phát thải ngay lập tức và sâu trên tất cả các lĩnh vực.
Báo cáo cho biết việc cắt giảm này sẽ đòi hỏi những chuyển đổi lớn trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm giảm mạnh việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, điện khí hóa trên diện rộng, cải thiện hiệu quả năng lượng và sử dụng các nhiên liệu thay thế như hydro.
Các thành phố được cho là mang lại cơ hội giảm phát thải đáng kể. Báo cáo cho biết điều này có thể đạt được thông qua việc tiêu thụ năng lượng thấp hơn, điện khí hóa phương tiện giao thông, kết hợp với các nguồn năng lượng phát thải thấp và tăng cường hấp thụ và lưu trữ carbon bằng tự nhiên.
Theo CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng