Bên trong trại cai nghiện Internet khắc nghiệt nổi tiếng Bắc Kinh

    PV,  

    Những người nghiện Internet tại Trung Quốc thường dành 17 tiếng online. Thậm chí có những người còn mặc bỉm để khỏi mất thời gian đi vệ sinh cũng như ảnh hưởng đến quá trình lướt web của mình.

    Theo thống kê, ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải hội chứng nghiện Internet tại Trung Quốc. Để có thể lướt web, chơi điện tử trực tuyến, nhiều bạn trẻ thường xuyên bỏ học, thờ ơ với cuộc sống gia đình và xã hội.

    Video cho thấy một số hoạt động trong trung tâm cai nghiện Internet Đại Hưng. Nguồn: RT.

    Vì không thể ngăn cản cũng như cấm đoán được con, nhiều bậc phụ huynh tại Trung Quốc đã chấp nhận chi hàng nghìn bảng Anh để gửi con em mình vào các trung tâm cai nghiện Internet. Và một trong số những trung tâm nổi tiếng nhất ở Trung Quốc hiện nay là trung tâm cai nghiện Internet Đại Hưng ở Bắc Kinh.

     Ông Tao Ran - người thành lập trung tâm cai nghiện Internet Đại Hưng ở Bắc Kinh.

    Ông Tao Ran - người thành lập trung tâm cai nghiện Internet Đại Hưng ở Bắc Kinh.

    Ông Tao Ran, chuyên gia tâm lý từng hoạt động trong quân đội, đã mở ra trung tâm này vào năm 2006. Ông khẳng định có tới 75% "bệnh nhân" với độ tuổi tử 13 đến 26 đã được chữa khỏi bệnh tại trung tâm bằng cách dùng thuốc và thực hiện các chế độ rèn luyện như trong quân đội.

     Đến với trung tâm, các bạn trẻ phải tập luyện như trong quân đội.

    Đến với trung tâm, các bạn trẻ phải tập luyện như trong quân đội.

    Đánh giá việc nghiện Internet thậm chí còn nguy hiểm hơn nghiện ma túy, ông Tao Ran cho biết nhiều người nghiện Internet thường xuyên bỏ bữa, thậm chí nhịn đi vệ sinh cũng như ngừng kết nối với thế giới xung quanh. Nhiều trường hợp tự khóa mình trước màn hình máy tính và không nhìn thấy ánh mặt trời suốt nhiều tháng liền.

     Nhiều cậu bé không giữ được bình tĩnh khi bị giam giữ tại những trung tâm này.

    Nhiều cậu bé không giữ được bình tĩnh khi bị "giam giữ" tại những trung tâm này.

    "Những người nghiện Internet thường tập trung chơi theo nhóm., và để không bị gián đoạn, họ thường mặc bỉm cho tiết kiệm thời gian", ông Ran chia sẻ trên tờ China's Digital Detox.

    "Họ nghĩ họ không có thời gian, kể cả là vài phút để đi vệ sinh. Những người nghiện Internet thường chơi điện tử 24/7 và không liên lạc với ai. Họ dường như không biết làm việc nhà và chỉ ăn 1 bữa mỗi ngày", ông Ran nói tiếp.

     Một người mẹ bật khóc khi chia tay con để quay về.

    Một người mẹ bật khóc khi chia tay con để quay về.

    Trên thực tế, để có thể đưa con tới những trung tâm cai nghiện này, nhiều ông bố bà mẹ đã phải thuê nhân viên trung tâm thực hiện mọi biện pháp cứng rắn nhất. Trong đó, 1 học viên tâm sự "Ban đầu, họ nói họ đến từ đồn cảnh sát và tôi đã mắc tội lừa đảo trên mạng. Tôi không hề biết gì khi họ đưa tôi đi".

     Ngoài tập luyện, các em còn được uống thuốc giảm đau và chống trầm cảm.

    Ngoài tập luyện, các em còn được uống thuốc giảm đau và chống trầm cảm.

    Vì bị ép buộc rời bỏ thế giới ảo mà mình đang chìm đắm nên sau khi bị đưa vào các trung tâm cai nghiện Internet, nhiều người luôn tìm cách "trốn trại". Ông Ran chia sẻ có những đứa trẻ dành cả 6 tháng tháng trời để lên kế hoạch "đào tẩu". Chúng có thể dùng nước muối để bào mòn những thanh sắt cửa sổ tại mỗi phòng ở, sau đó, trèo qua đó và trốn ra ngoài bằng những sợi dây nối làm từ khăn trải giường.

     Một học viên được chụp, quét hình ảnh não để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của trung tâm.

    Một học viên được chụp, quét hình ảnh não để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của trung tâm.

    Theo thống kê, hiện Trung Quốc đang có tới 24 triệu người trẻ nghiện Internet, bởi vậy, các trung tâm cai nghiện Internet đang mọc lên ngày một nhiều.

    Kênh 14/Theo Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày