Bí ẩn về sự cố SOS trên núi tuyết của Nhật Bản: Một trường hợp kỳ lạ liên quan đến việc giải cứu nơi hoang dã
Sau khi giải cứu hai người đàn ông, cảnh sát Hokkaido đã đề cập với họ rằng họ đã được giải cứu nhờ vào dấu hiệu SOS để lại, tuy nhiên hai người đều ngẩn ra, khẳng định chưa bao giờ thiết lập tín hiệu cầu cứu như vậy. Họ thậm chí không biết rằng có một dấu hiệu như vậy đã cứu sống họ gần nơi ẩn náu.
Cách đây hơn 30 năm, hai vận động viên leo núi từ Tokyo đang leo núi Asahidake ở Hokkaido, Nhật Bản đã mất tích. Các nhân viên tìm kiếm và cứu hộ đã tìm thấy một biển báo cứu nạn S.O.S được làm từ 19 thân cây trên sườn đồi.
Thông qua tín hiệu này, họ đã giải cứu thành công hai người bị lạc, các nhân viên tìm kiếm cứu nạn muốn biểu dương ý thức tìm kiếm sự giúp đỡ của hai người, nhưng hai vận động viên này lại nói: "SOS gì? Chúng tôi không biết sự tồn tại của nó". Cuối cùng, gần bảng hiệu SOS khổng lồ, người ta tìm thấy một bộ xương người có vết động vật gặm nhấm, cùng với một chiếc ba lô chứa một chiếc máy ghi âm của một người đàn ông đã chết được khoảng 5 năm.
Tuy nhiên khi khám nghiệm tử thi, họ lại cảm thấy hết sức kinh ngạc vì tại sao một người đàn ông gầy gò như vậy lại có thể tạo ra được một biển báo S.O.S khổng lồ như thế, và tại sao trong chiếc máy ghi âm lại có một giọng nam hét lên, rất chậm.
Asahidake là đỉnh núi cao nhất ở Hokkaido, với độ cao 2.291 mét. Đây cũng là khu nghỉ mát, trượt tuyết nổi tiếng ở Hokkaido, cứ đến mùa đông là tuyết phủ trắng xóa. Vào mùa hè, băng và tuyết tan chảy, và khung cảnh trên đỉnh núi cực đẹp đã thu hút rất nhiều người leo núi.
Tuy nhiên, đường leo núi lại đầy khó khăn và chướng ngại vật, hầu như không có đường mòn để nhận biết, khách du lịch chỉ có thể đi theo một số biển chỉ đường để chỉ dẫn hướng đi. Nếu không may mắn thì họ chắc chắn sẽ gặp phải những sự cố bất khả kháng trên đường đi. Lượng mưa lớn thường gây ra lở bùn, và đá rơi và khiến cho những du khách gặp nguy hiểm.
Đặc biệt hơn là nhiệt độ vùng núi sẽ giảm mạnh sau trận mưa, ngay cả mùa hè nhiệt độ ban đêm có thể xuống dưới 0 độ C. Đã có trường hợp người leo núi chết cóng trong đêm giữa mùa hè.
Vào ngày 22 tháng 7 năm 1989, thời tiết trên núi Asahidake vốn dĩ đang nắng đẹp, nhưng đột nhiên thay đổi và gây ra những cơn mưa xối xả. Mưa to gió lớn kéo dài cả ngày, những người leo núi không còn cách nào khác đành phải quay về nơi trú mưa.
Tuy nhiên, hai du khách đến từ Tokyo lại muốn ra ngoài leo núi, nhưng sau đó không có ai thấy họ quay trở về nữa. Cho đến 6 giờ tối, chủ khách sạn lo lắng tình hình không ổn nên đã trình báo cơ quan công an địa phương.
Vào thời điểm đó, sương mù dày đặc sau cơn mưa, tầm nhìn vào ban đêm vị thu hẹp đã khiến công tác tìm kiếm cứu nạn không thể thực hiện được. Vì vậy, cảnh sát đã lập tức điều động trực thăng để tìm kiếm người mất tích gần đỉnh núi vào sáng hôm sau.
Không dễ gì tìm được hai người mất tích bởi họ sẽ nhỏ xíu như những con kiến khi nhìn từ trên bầu trời. May mắn thay, ai đó đã tìm ra manh mối chính vào lúc này.
Trên đường lên núi có một tảng đá vuông vức như một cái két sắt. Tảng đá này được những người leo núi gọi là "Treasure Rock", và thường được dùng làm biển chỉ dẫn quan trọng trên đường lên núi. Theo bản đồ, bạn cần rẽ phải tại Jinkuyan để lên đến đỉnh.
Tuy nhiên, trong một trận bão cách đây vài năm, một tảng đá giống Treasure Rock đã trượt xuống một vị trí khác trên sườn đồi. Tảng đá giả này rất dễ đánh lừa những người leo núi lần đầu tiên và khiến họ rẽ phải ở đây rồi bị lạc đường.
Vì vậy chiếc trực thăng đã bay đến vị trí của tảng đá giả và tiếp tục tìm kiếm gần đó. Các nhân viên tìm kiếm và cứu hộ đã tìm thấy một tín hiệu báo động SOS khổng lồ trên đồng cỏ phía nam của tảng đá Treasure Rock giả.
Ba ký tự tiếng Anh được sắp xếp bằng 19 thân cây bạch dương trắng. Mỗi thân cây đủ to để có thể nhìn rõ từ trực thăng. Toàn bộ điểm đánh dấu chiếm một khu vực rộng lớn, với chiều dài 18 mét và chiều rộng 5 mét, để đạt được kích thước như vậy, những cây bạch dương này ít nhất đã trồng được khoảng 5 năm.
Thân cây màu vàng nâu đặc biệt dễ thấy trên thảm cỏ xanh, và hình dáng khổng lồ của nó làm tăng khả năng bị phát hiện rất nhiều. Hơn nữa, thân cây được chặt rất gọn gàng, người ta ước tính rằng nó được đốn hạ bằng một công cụ sắc bén như rìu. Các nhân viên tìm kiếm và cứu hộ có mặt cho rằng những người bị mất tích tạo nên tín hiệu này có kinh nghiệm sinh tồn phong phú trong tự nhiên, và hoàn thành "kiệt tác" này trong thời gian khó khăn và ngắn ngủi.
Đến khoảng 1 giờ trưa, họ đã tìm thấy hai người mất tích dưới vách núi cách vạch báo hiệu SOS 3 km về phía Bắc. Cả hai đã kiệt sức vì lạnh, đói và sợ hãi, bởi vậy ngay lập tức họ được bố trí đi trực thăng đến bệnh viện để kiểm tra thể chất.
Chỉ sau vài giờ tìm kiếm cứu nạn, hai người mất tích giữa núi rừng mênh mông đã được tìm thấy, bản thân họ cảm thấy đây đúng là một kỳ tích khó tin và nhanh chóng bày tỏ lòng biết ơn với cảnh sát. Cảnh sát cũng khâm phục họ vì đã dầm mưa cả đêm để chặt cây mà dựng một biển báo SOS khổng lồ trên đồng cỏ.
Tuy nhiên, hai người đều ngẩn ra, khẳng định chưa bao giờ thiết lập tín hiệu cầu cứu như vậy. Họ thậm chí không biết rằng có một dấu hiệu như vậy ở gần nơi ẩn náu.
Lúc này, các nhân viên tìm kiếm cứu nạn bất ngờ nhận ra có một người khác phát tín hiệu cứu nạn, rất có thể gần đó còn có những người khác bị mắc kẹt. Vì vậy, họ quay trở lại khu vực gần biển báo và tiếp tục tìm kiếm. Không lâu sau họ phát hiện ra vẫn còn người, nhưng lần này họ không tìm thấy người sống, mà là hài cốt của anh ta.
Họ tìm kiếm xương chậu người và xương cánh tay trên trong bụi cây Kobresia. Cách đó không xa, họ đã tìm thấy các phần khác của bộ xương, và một chiếc ba lô.
Sau khi pháp y xác định, đây là một người đàn ông khoảng 25 đến 35 tuổi, cao khoảng 160cm. Một cuộc tìm kiếm hồ sơ mất tích trong quá khứ cho thấy một người đàn ông mất tích được ghi lại cách đây 5 năm về cơ bản khớp với kết quả nhận dạng và có thể được xác định là cùng một người. Nói cách khác, hài cốt đặt trên núi năm năm không chỉ trải qua mưa gió, còn bị thú dữ ăn thịt. Cuối cùng thì người ta cũng phát hiện ra chủ nhân của biển cảnh báo SOS khổng lồ này.
Theo hồ sơ, vào năm người đàn ông mất tích, đồn cảnh sát địa phương chỉ nhận được tin báo mất tích này. Họ cũng phóng trực thăng để thực hiện chiến dịch tìm kiếm cứu nạn, nhưng anh ta không may mắn như hai người được đề cập phía trên và cảnh sát cũng không thể tìm thấy anh ta. So sánh các bức ảnh trên không của Asahidake của những năm trước đó, chúng ta có thể mơ hồ thấy rằng dấu SOS này bắt đầu xuất hiện từ khi người đàn ông này mất tích.
Nhưng điều kỳ lạ là trước đây không ai để ý đến dấu hiệu SOS khổng lồ này. Lúc này người ta bắt đầu đặt ra câu hỏi, tín hiệu SOS này có thức sự do người đàn ông này thiết lập hay không? Câu hỏi này nhanh chóng bị phủ nhận. Rõ ràng là anh ta đã không hoàn thành việc xây dựng biển báo cứu nạn. Người đàn ông này chỉ có một mình và thân hình ốm yếu, trong ba lô không có vũ khí sắc bén, bởi vậy anh ta sẽ không thể nào chặt được 19 cây gỗ to khỏe và hoàn thành các công đoạn vận chuyển, lắp ráp khó khăn này.
Vậy ai trên đã sắp đặt tín hiệu này? Nếu những nghi ngờ như vậy đã khiến cảnh sát bối rối, thì khi họ phát nội dung chiếc máy ghi âm trong ba lô của người đàn ông đã chết, cảnh sát còn cảm thấy bối rối hơn rất nhiều. Ngoài một số nhu yếu phẩm hàng ngày như ly uống nước và các thiết bị nha khoa, còn có một máy ghi âm cầm tay và ba cuộn băng. Thông qua tìm kiếm, cảnh sát phát hiện ra rằng chiếc ba lô, còn nguyên vẹn hơn cả hài cốt của người đàn ông này và nó đã trở thành manh mối mạnh mẽ nhất cho bí ẩn.
Vì vậy, họ lần lượt đưa ba cuộn băng vào máy ghi âm với hy vọng lấy được một số thông tin chính từ nội dung của các cuốn băng. Nhưng hai cuộn băng ghi âm đầu lại là một số bài hát anime.
Cho đến 2 phút 17 giây cuối cùng của đoạn băng thứ ba, bản nhạc đột ngột kết thúc, và có một tiếng kêu cứu rất lạ. Điều này đã đưa cảnh sát vào một vòng xoáy của sự bối rối.
Người đàn ông hét lên từng chữ: "S, O, S, giúp đỡ, cuộc sống, a, mặt đất, điểm, vâng, hầu hết, đầu tiên, nhìn, đến nơi, thẳng, lên, máy, mặt đất, hình vuông, cỏ, bụi rậm, thái, thâm, vô, pháp, đi bộ, di chuyển, xin vui lòng, từ, đây, bên trong, treo, nâng, tôi ... " - sau khi liên kết thì có thể tạm dịch: "Tôi không thể di chuyển. SOS. Xin hãy cứu tôi. Tôi đang ở gần nơi chiếc trực thăng ban đầu, và tôi không thể di chuyển xa hơn. Làm ơn đưa tôi ra khỏi đây".
Toàn bộ đoạn ghi âm dài 2 phút 17 giây nghe như một lời kêu cứu nhưng lại có nhiều nghi vấn khó lý giải về nội dung và định dạng. Mục đích của người đàn ông dùng máy ghi âm để ghi lại giọng nói đau khổ này là gì? Tại sao anh ta lại sử dụng một cách không hiệu quả để truyền tải nội dung ngôn ngữ như từng chữ một?
Và câu hỏi quay trở lại điểm xuất phát ban đầu, biển báo cứu nạn này không phải do người này làm vậy ai mới là người xây dựng chúng?
Các nhóm nghi ngờ vây quanh nhân viên thụ lý vụ án, nhưng không có cách nào để tìm ra câu trả lời. Và vụ án kỳ quái và gây bất an này sau đó đã lan rộng và lại càng gây tranh cãi.
Mọi người đưa ra nhiều suy đoán khác nhau dựa trên bản thân vụ việc nhằm tìm cách giải đáp bí ẩn. Nhưng cũng có người khoác lên mình đôi cánh của trí tưởng tượng và bắt đầu "bay bổng" không giới hạn, thậm chí còn gán ghép sự việc này là một sự kiện siêu nhiên và huyền bí.
Trong một thời gian, nhiều câu chuyện phi lý, trái với thực tế đã được tạo ra.
Một số người nghi ngờ rằng chính người ngoài hành tinh đã hỗ trợ các nạn nhân để những người khác trên Trái Đất có thể tìm thấy anh ta càng sớm càng tốt. Một số người nghĩ rằng một sức mạnh thần thánh không thể giải thích đã tạo ra những dấu hiệu khổng lồ. Âm thanh kỳ lạ được coi là bằng chứng bí ẩn nhất.
Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng đúng, sự việc xảy ra phải có nguyên nhân, có lý giải hợp lý, khoa học cho sự việc.
Vào thời điểm đó, cảnh sát đã điều một máy bay trực thăng để tìm kiếm người đàn ông đã chết. Có thể anh ấy đã nhìn thấy chiếc trực thăng bay từ trên cao xuống, nhưng rõ ràng là anh ấy không được lực lượng cứu hộ tìm thấy, và anh ấy cũng không còn sức để vùng vẫy kêu cứu.
Vì vậy, rất vội vàng, anh ta cầm chiếc máy ghi âm trên tay và ghi vội lại những tin nhắn đau khổ này. Phát âm từng từ một có thể làm cho việc phát âm của từng từ trở nên to nhất có thể, và thuận tiện khi ghi lại bằng máy ghi âm và phát lại nhiều lần. Nhưng thật không may, lời kêu cứu đầy thiện chí của người đàn ông này đã không thể cứu sống anh ta.
Và dấu hiệu báo hiệu sự cố SOS với khối lượng công việc khổng lồ này có thể được xây dựng bởi một đội leo núi khác. Họ cũng nhận ra rằng họ đã lạc đường ở gần đó vì vậy dựa trên kinh nghiệm leo núi dày dặn và nhiều nhân lực hỗ trợ, họ đã tạo ra một tín hiệu cấp cứu nổi bật.
Nhưng sau đó, không mất nhiều thời gian để họ tìm được một con đường để trở lại bằng chính sức lực của mình.
Để xóa tan tin đồn xen lẫn suy đoán, cảnh sát sau đó đã di chuyển tấm biển SOS khổng lồ ra khỏi hiện trường. Họ cũng sử dụng dây thừng và biển chỉ dẫn để tăng cường hướng dẫn đường đi trên các con đường núi nhằm tránh thảm cảnh du khách bị lạc lần nữa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng