Nhập khẩu bò để tự cung ứng sữa là giải pháp lâu dài hơn so với phụ thuộc vào nguồn cung sữa từ nước khác.
Năm tuần sau khi chính thức bị các nước trong khu vực đồng loạt cấm vận, những con bò đầu tiên trong kế hoạch nhập khẩu 4.000 con của Qatar đã đặt chân đến Doha.
Cụ thể, 165 con bò sữa đến từ nước Đức, được đưa tới Qatar trên một chuyến bay từ Budapest, Hungary. Theo phát ngôn viên của Power International Holding (PIH), tập đoàn nhập khẩu bò về, thì lượng bò này có thể lập tức sản xuất sữa, và sản phẩm sữa đóng hộp có thể được bán ra ngay trong tuần này.
Những lần vận chuyển tiếp theo vẫn sẽ theo đường hàng không, từ cả các nước khác như Australia và Mỹ. Vẫn theo phát ngôn viên của PIH, thì cứ 3 ngày sẽ có một chuyến bò về, với mục tiêu đem về Qatar 4.000 con bò sữa trong 1 tháng tới.
Qatar hiện vẫn đang trong tình trạng cô lập sau khi bị nhiều nước cáo buộc ủng hộ các nhóm chiến binh Hồi giáo. Các nước trong vùng vịnh, dẫn đầu là Saudi Arabia đã cấm vận Qatar kể từ ngày 5 tháng Sáu, khiến nước có GDP bình quân cao nhất thế giới phải nhanh chóng mở các tuyến giao thương khác, nhằm mang lại thực phẩm, các công cụ cần thiết phục vụ công nghiệp khai thác dầu khí.
Trong một động thái liên quan, Qatar đã trực tiếp nhập khẩu sữa từ Thổ Nhĩ Kỳ, và hoa quả từ Peru và Maroc. Trước khi rơi vào tình trạng bị cấm vận, lượng sữa tươi và các sản phẩm từ sữa cung cấp cho 2,7 triệu dân Qatar được nhập khẩu chủ yếu từ Saudi Arabia. Trong một cuộc phỏng vấn, Chủ tịch của PIH, ông Moutaz Al Khayyat cho biết, khi toàn bộ lượng bò được nhập về, hãng sữa của ông có thể cung cấp tới 30% nhu cầu của cả Qatar.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng