Bi hài chuyện “chăn gối” trong thế giới động vật

    IanIan, IanIan 

    Cùng tìm hiểu xem các loài động vật “yêu” như thế nào.

    Chúng ta đã biết dù ở người hay động vật thì chuyện duy trì nòi giống cũng là một bản năng gốc. Nhưng đừng nghĩ rằng “yêu” luôn đồng nghĩa với “sung sướng”. Đối với một số loài, “yêu” là nghi thức quan trọng nhất, kì quặc nhất và đôi khi còn đau đớn đến chết. Tất nhiên trong thế giới động vật cũng tồn tại những thứ quen thuộc khác như ghen tuông, chung thủy, tình yêu đồng tính và thậm chí cả ... phim con heo !!! Hãy cùng đọc và tìm hiểu thêm về thói quen “yêu” kì lạ của các loài động vật nhé.
     
    1. Tinh tinh Bonobo
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    Tinh tinh là một loài động vật yêu thích hòa bình và ưa chuộng sex. Chúng dùng sex để chào hỏi, giải quyết xung đột, làm lành và thậm chí để trao đổi thức ăn. Thói quen “yêu” của chúng cũng tương tự như loài người (thậm chí chúng còn thủ dâm và hôn lưỡi kiểu Pháp! ). Có thể nói tinh tinh đúng là loài động vật gần gũi nhất với cộng đồng người của chúng ta.
     
    2. Chim quân hạm
     
    Đây là một loài chim hết sức lãng mạn. Khi đến mùa kêu gọi bạn tình, chim đực bơm phồng cổ họng mình lên thành những trái tim màu đỏ. Sau đó chim cái sẽ tìm chủ nhân của trái tim to nhất, rực rỡ nhất để trao thân gửi phận.
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    Trong khi đôi chim thực hiện “nghi lễ tình yêu”, chim đực sẽ dùng sải cánh của mình che mắt chim cái (để nó không tơ tưởng nhìn sang những con đực khác). Cũng hơi giống sự ghen tuông ở cánh mày râu đấy chứ !
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    3. Ong mật
     
    Với ong mật thì lại khác, tình dục không hề là “chuyện nhỏ”. Chúng sẽ phải đánh đổi bằng cả tính mạng để một lần được hưởng trái cấm.
     
    Chúng ta đã biết ong sống theo đàn, trong đàn có nhiều ong đực nhưng chỉ có một ong chúa với nhiệm vụ sản sinh, duy trì nòi giống (chú ý: ong thợ với nhiệm vụ lấy mật, nuôi ấu trùng, bảo vệ tổ... cũng là ong cái nhưng đã mất khả năng sinh sản).
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    Khi con ong chúa trong đàn đã trưởng thành và sẵn sàng giao phối, nó sẽ chọn ra một tá ong đực để hoàn thành nhiệm vụ. Trong lúc giao phối bộ phận sinh dục của ong đực sẽ nổ bắn ra và gắn chặt trong người ong chúa, ngăn chặn đường vào của các con đực khác. Sau khi “đóng dấu” được bạn tình, con ong đực xấu số chết ngay lập tức.
     
    Số ong đực còn lại “may mắn” vì không “được” ong chúa lựa chọn, nhưng sang mùa thu chúng sẽ bị đuổi khỏi tổ và đằng nào cũng chết vì đói.
     
    4. Mạt ngứa
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    Đây là một loài động vật thiếu đạo đức (ít nhất cũng theo quan niệm thông thường của con người). Sau khi con đực ra đời, chúng sẽ hút máu mẹ mình đến chết và ngay lập tức sẵn sàng để giao phối. Chúng không từ chối một cuộc tình nào, ngay cả khi đối phương chính là chị em mới sinh của chúng. Tất nhiên vì kích cỡ quá nhỏ nên đạo đức của chúng có lẽ cũng không ảnh hưởng gì đến vũ trụ.
     
    5. Gấu trúc
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    Gấu trúc thực sự lười biếng, chúng không có hứng thú gì ngay cả với chuyện ái ân. Tuy nhiên số lượng gấu trúc đang ngày càng suy giảm, vì vậy con người tìm đủ mọi cách để bảo vệ và giúp chúng duy trì nòi giống.
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    Trong một trung tâm nghiên cứu ở tỉnh Sichuan (Trung Quốc), người ta đã tiến hành quay và sử dụng ... “phim con heo” dành cho gấu trúc để kích thích giao phối (hay có lẽ nên gọi là “phim gấu trúc”). Phương pháp này cho thấy hiệu quả rõ rệt, quả thực gấu trúc cũng thích phim nhạy cảm như con người vậy.
     
    6. Rắn sọc đỏ
     
    Loài rắn sọc đỏ đặc biệt thích quyến rũ nam giới. Khi đến mùa giao phối, một con rắn cái sẽ tiết ra pheromone kêu gọi bạn tình, sau đó hàng trăm rắn đực sẽ kéo tới và bò chồng chất lên mình con rắn cái. Đó thực sự là một khung cảnh hỗn độn. Rắn sọc đực có 2 bộ phận sinh dục 2 bên mình, khi cần thiết nó sẽ dùng bên ở gần con cái nhất.
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    Ngoài ra còn có rắn “giả mạo”, chúng là rắn đực nhưng cũng tiết pheromone y hệt rắn cái để kêu gọi các con đực khác. Vì sao vậy? Các nhà khoa học cho rằng chúng làm vậy để tìm hơi ấm và được chở che khỏi các mối nguy hiểm.
     
    7. Chim cánh cụt hoàng đế
     
    Khác với hầu hết các loài động vật khác, chim cánh cụt rất chung thủy với bạn tình. Một đôi chim cánh cụt sống xa nhau cả năm trời nhưng cứ đến mùa sinh sản tháng 3, chúng sẽ di chuyển hàng trăm km để đến gặp nhau nơi hò hẹn.
     
    Khi đến nơi, chúng dùng tiếng kêu đặc biệt để gọi nhau. Trong mỗi mùa sinh sản chúng chỉ gắn bó với một bạn tình duy nhất. Sang các năm sau vẫn tiếp tục như vậy, trừ phi chúng không tìm lại được bạn tình cũ (khi đó chúng sẽ đi tìm “người mới”). Thiên nhiên hoang dã là một nơi khắc nghiệt, theo thống kê khoa học thì chỉ có 15% cặp đôi cánh cụt tìm được nhau trong năm thứ 2. Sang năm thứ 3 con số đó giảm còn 5%. Tất nhiên sự chung thủy này vẫn là một đặc điểm nổi bật đáng ghi nhận.
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    Sau khi giao phối và sinh đẻ, chim cánh cụt cái cẩn thận cầm trứng trao cho bạn tình (nếu để trứng chạm vào băng thì sẽ hỏng ngay lập tức). Sau đó nó quay về biển kiếm ăn, bỏ chim đực ở lại ấp cho đến khi trứng nở (những con đực này sẽ tụ tập với nhau để giữ hơi ấm, chúng không thể rời bỏ trứng để đi kiếm ăn nên sẽ phải nhịn đói hơn 2 tháng liền). Thậm chí khi trứng nở, chim bố còn nhả ra một mảng mỡ và protein để nuôi dưỡng chim con trong lúc chờ mẹ về. Sau mỗi mùa sinh sản như vậy, chim bố có thể sụt tới một nửa trọng lượng cơ thể.
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    Khi chim cái quay lại, nó tiếp tục dùng tiếng kêu đặc biệt để tìm ra chồng con của mình.
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    8. Cá hề
     
    Có một điều Disney đã không nhắc đến trong bộ phim “Finding Nemo”: cá hề có khả năng thay đổi giới tính !
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    Cá hề sống thành từng đàn, trong mỗi đàn lại được chia làm 3 thứ hạng theo kích cỡ: cá cái (to nhất), cá đực sinh sản (to nhì) và những con còn lại nhỏ hơn là cá đực không sinh sản.
     
    Nếu cá cái trong đàn chết, cá đực sinh sản sẽ được “nâng cấp” thành cá cái. Con lớn nhất trong số cá đực không sinh sản thì “lên chức” cá đực sinh sản. Những con còn lại tiếp tục cuộc sống buồn tẻ không tình dục, hi vọng chờ tới lượt của mình.
     
    9. Rùa Galapagos khổng lồ
     
    Những con rùa đực này tranh nhau quyền giao phối bằng cách đọ xem cổ ai dài hơn. Con đực chiến thắng sẽ tận hưởng quyền ân ái đến tận vài giờ đồng hồ (điều này cũng dễ hiểu bởi nó đã phải đợi 40 năm mới đến tuổi được ăn trái cấm).
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    Về phần con đực thua cuộc (cổ ngắn hơn), nó sẽ vô cùng tức giận vì bị mất quyền giao phối. Người ta thậm chí còn quay phim được những con rùa này “giải khuây” với đá tảng hoặc với rùa đực kém may mắn khác.
     
    Thông tin thêm: những cuộc mây mưa của rùa Galapagos khổng lồ thực sự rất dữ dội, bởi chúng có thể nặng 300kg và dài đến 1.3m. Con rùa đực thậm chí còn gầm gừ và rống lên một cách ồn ào trong lúc giao phối.
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    10. Mực ma
     
    Mực ma là một loài động vật đặc biệt ở nhiều khía cạnh. Trước hết, mực cái có thể dài tới 10 cm (với vỏ lớn cỡ 45 cm) trong khi mực đực chỉ dài 2 cm. Tuy nhiên điều thú vị nhất là bộ phận sinh dục của con đực có thể tách rời khỏi cơ thể.
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    Khi gặp con cái phù hợp, bộ phận sinh dục sẽ tách khỏi con đực và tự bơi đến chỗ con cái để giao phối. Hiện tượng thú vị này được phát hiện lần đầu bởi một nhà tự nhiên học người Ý vào những năm 1800 (khi đó người ta còn tưởng bộ phận sinh dục độc lập này là một con sâu ký sinh trùng).
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    11. Thỏ biển
     
    Thỏ biển là động vật lưỡng tính, chúng giao phối thành từng chuỗi dài (trong đó mỗi con sẽ đóng vai trò “nữ” đối với con ngay đằng sau nó). Đôi khi chúng còn lập thành những “vòng tròn hạnh phúc” khổng lồ.
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    12. Sên chuối
     

    bi-hai-chuyen-chan-goi-trong-the-gioi-dong-vat

     
    Sên chuối có cơ thể dài 15-20 cm và bộ phận sinh dục cũng dài như vậy. Để giao phối thành công, chúng phải tìm được bạn tình có kích cỡ tương tự (nếu tính toán nhầm, chúng rất dễ “mắc kẹt” trong lúc giao phối).
     
    Đau khổ nhất là nếu bị kẹt, đối phương sẽ cắn đứt bộ phận sinh dục của con sên thiếu may mắn !!!
     
    13. Một vài kỉ lục
     
    - Hàu có bộ phận sinh dục dài gấp 50 lần cơ thể (một kỉ lục về kích cỡ tương đối). Phải như vậy mới có thể giao phối vì chúng bám bất động cả đời trên đáy tàu hoặc đá tảng.
     
    - Ruồi giấm có tinh trùng dài nhất thế giới (khoảng 5 cm, tức hơn 1000 lần tinh trùng của người).
     
    - Vịt Argentina sở hữu bộ phận sinh dục dài nhất trong thế giới loài chim: hơn 40 cm.
     
    - Gorilla đực trông rất to lớn và dữ tợn, chúng có chiều dài cơ thể đến gần 2 m và nặng 170 kg. Nhưng đáng tiếc bộ phận sinh dục của chúng lại chỉ dài 4 cm, đúng là không thể “trông mặt mà bắt hình dong” !!!
     
    Tham khảo: ecorazzi.com
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày