Bi kịch của một 'nữ hoàng livestream': Cô gái bán hàng online trở thành triệu phú đôla, tuổi 36 phải chấm dứt sự nghiệp, biến mất sau 1 đêm vì trốn thuế
Từng có tới 37 triệu người xem cho 1 buổi livestream, cô gái này sau đó mất tất cả vì trốn thuế.
- CATL: Ông 'vua pin xe điện' bị Mỹ nhắm đến sau Tiktok, nguy cơ thoả thuận 'rung chuyển toàn ngành' với Tesla đổ bể
- TikTok không chủ động ngăn chặn nội dung xấu độc, bất chấp vì views?
- Hào quang vụt tắt của một "nữ hoàng livestream": Bán cả tên lửa trên sóng trực tiếp, "ngã ngựa" vì trốn thuế 4.800 tỷ
- Đột nhập lò đào tạo bán hàng livestream trên TikTok: Học phí 20 triệu, học trong hai ngày - Cam kết chốt đơn "siêu khủng", kiếm 200 triệu một lần lên sóng!
- Thâm nhập thế giới của những “chiến thần” livestream: Đứng sau màn hình thu tiền tỷ, biến mất sau 1 đêm và góc khuất chẳng ai thấu
"Huang Wei có thể bán mọi thứ" là nhận xét của tờ Bloomberg.
Ví dụ: Vào tháng 4/2020, Huang (thường được biết đến với cái tên Viya - Vi Á) bán một tên lửa với giá 40 triệu NDT (tức là 5,6 triệu USD). "Nữ hoàng livestream" 36 tuổi này chủ trì hầu hết các buổi tối trực tuyến dành cho các fan hâm mộ của cô trên khắp Trung Quốc. Năm ngoái, cô đạt kỷ lục khi có lượng khán giả hơn 37 triệu người trong 1 buổi livestream – hơn cả tập cuối Game of Thrones hay lễ trao giải Oscars.
Mỗi tối, khán giả của Vi Á đặt khối lượng hàng trị giá vài triệu USD – chủ yếu là mỹ phẩm, đồ gia dụng, thực phẩm sẵn hay quần áo nhưng cô cũng bán được cả nhà và ô tô nữa. Trong ngày lễ mua sắm "Singles Day" năm 2020, cô này đã đạt doanh số 3 tỷ NDT. Dịch Covid-19 lan rộng khiến hầu hết người Trung Quốc phải ở nhà đặt hàng lại càng giúp công việc kinh doanh của Vi Á thăng hoa.
Trong một thế giới mà chúng ta đều mua sắm tại nhà, Vi Á chính là hiện thân cho tầm nhìn trong tương lai chung của chúng ta. Mua sắm trực tuyến là kết quả tự nhiên của hàng loạt xu hướng công nghệ hiện tại – streaming, người có ảnh hưởng, xã hội, thương mại điện tử. Nó cũng tạo cho các công ty con đường mới để tiếp cận trái tim người tiêu dùng và quan trọng hơn là ví tiền của họ.
"Tôi xem chính mình như một người giúp khách hàng đưa ra quyết định – tôi cần nghĩ về những nhu cầu của họ. Đặc biệt, tham vọng của tôi là cung cấp mọi thứ cho những người hâm mộ mình. Từ thảm, bàn chải đánh rằng, nội thất, mọi thứ", Vi Á nói.
"Tôi không bao giờ bỏ lỡ bất kỳ buổi phát trực tuyến nào của cô ấy". Linda Qu - một nhân viên văn phòng 30 tuổi nói. Cứ mỗi tối sau khi cho con trai 4 tuổi đi ngủ, Linda lại nằm trên chiếc ghế sofa của mình, mở điện thoại và xem show của Vi Á. Hầu hết show nào Linda cũng phải mua một món đồ. Hội chứng "sợ bị bỏ lỡ" lại càng khiến Linda muốn xem những show tiếp sau, tiếp sau nữa. "Biết đâu lại có một món đồ đẹp rồi tôi bỏ lỡ thì sao, thế thì thật tiếc".
Trên thực tế, khách hàng thường di chuyển rất chậm từ việc nhận thức sản phẩm tới mua và rồi trung thành với sản phẩm đó. "Làm việc với những ngôi sao livestream như Vi Á khiến quá trình đó ngắn lại", Helen Hu - người phát ngôn P&G Trung Quốc đại lục nói.
ĐẾ CHẾ LIVESTREAM
Mỗi tối, Vi Á livestream từ căn phòng nhỏ trong trụ sở chính của cô – một tòa nhà 10 tầng tại tỉnh Quảng Châu. Mỗi buổi như vậy chỉ là một phần nhỏ trong đế chế kinh doanh gồm 500 nhân viên gọi là Qianxun Group.
Họ là đơn vị quản lý khoảng 12 người livestream, hệ thống bán lẻ và chuỗi cung ứng. Kế hoạch tương lai của công ty là gồm tư vấn và làm việc với các đại lý quảng cáo cho các thương hiệu muốn tiếp cận khán giả của họ. Công ty lên kế hoạch huy động tiền của nhà đầu tư vào tháng này, và có thể năm 2025 sẽ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
"Đây là thời điểm quan trọng với ngành công nghiệp này – tôi đã nói như vậy ngay cả trước khi dịch Covid-19 ập đến. Tuy nhiên, Covid-19 đã thúc đẩy nhiều công ty chuyển sang bán hàng online hơn và khi nhiều cái tên lớn tham gia vào, nó nhận được sự chú ý ở khắp mọi nơi", CEO Qianxun Alves Huang- là em cùng cha khác mẹ của Vi Á. Chủ tịch công ty là chồng của Vi Á.
Tâm điểm trong tòa nhà là gian hàng khổng lồ nằm ở tầng 2 và 3 với diện tích gấp 1,5 lần một sân bóng- nơi trưng bày tất cả những hàng hóa được bán khi livestream. Đồ ăn và đồ dùng gia đình là nhiều nhất, tiếp đó là quần áo và phụ kiện gồm kính, túi, giày…
Đội ngũ của Vi Á thừa nhận cô thành công bởi biết cách "kén cá chọn canh" hộ khách hàng. Từ chất lượng sản phẩm tới việc mặc cả giá đều được Vi Á và đội ngũ của mình thực hiện rất cẩn thận trước khi livestream bán hàng.
TRIỆU PHÚ ĐÔLA
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống bán lẻ ở tỉnh An Huy, Vi Á mở cửa hàng đầu tiên của mình ở Bắc Kinh với bạn trai cũ, hiện là chồng cô Dong Haifeng khi mới 18 tuổi. Anh này ban đầu chịu trách nhiệm kho vận và hậu kỳ. Vi Á làm mẫu và bán quần áo.
Năm 2005, cô bất ngờ giành chiến thắng show truyền hình Super Idol ở An Huy. Đến năm 2012 cô này chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh buôn bán lên trực tuyến và khi Taobao ra tính năng livestream vào năm 2016, Vi Á đã là một trong những người đầu tiên tham gia.
Tesla, P&G là và cả siêu mẫu Miranda Kerr cũng đã tìm đến Vi Á để hợp tác giới thiệu sản phẩm của họ cho thị trường Trung Quốc. Vi Á được xem là "nữ hoàng" trong hệ sinh thái mua sắm online 60 tỷ USD của Trung Quốc. Vi Á kiếm được khoảng 30 triệu NDT (khoảng 4 triệu USD) trong năm 2018 theo con số được Alibaba mới công bố.
Dĩ nhiên, Vi Á có những độc chiêu khiến khách hàng đổ xô mua sản phẩm mình giới thiệu. Mọi thứ đều chưa được mua cho đến khi Vi Á bắt đầu đếm ngược 5, 4, 3, 2, 1. "Sự sợ hãi khan hiếm hàng là một đòn tâm lý hữu hiệu khiến mọi người phải hành động thật nhanh, mua hàng mau chóng vì sợ hết. Trong những buổi livestream tâm lý này càng nặng nề bởi thời gian khá ngắn và họ không thể suy nghĩ được nhiều".
CHẤM DỨT SỰ NGHIỆP Ở TUỔI 36
Sự nghiệp đang nở rộ là vậy nhưng tháng 12/2021, Vi Á đã trở thành cái tên gây chấn động tại Trung Quốc khi bị tuyên án phạt trốn 1,3 tỷ NDT (210 triệu USD) tiền thuế. Rất nhanh sau đó, Vi Á đã biến mất hoàn toàn khỏi nền tảng thương mại điện tử Taobao của Alibaba. Buổi phát sóng trực tuyến mang tên "Lễ hội trang điểm Vi Á" cũng bị hủy tổ chức. Ngoài ra, tài khoản mạng xã hội Weibo, Douyin chính thức của Vi Á cũng bị xóa sổ.
Đến năm 2022, tức là sau gần 1 năm xảy ra bê bối trốn thuế, nguồn tin cho biết Vi Á lui về hậu trường, đào tạo những ngôi sao mới, tiếp tục kiếm tiền từ đế chế kinh doanh rộng lớn của mình.
Theo nguồn tin của Sohu, cuối năm 2022, Vi Á đã âm thầm thành lập công ty Bee Surprise Club – chuyên đào tạo những ngôi sao livestream. Nổi bật nhất trong số này có Kỳ Nhi – người từng là trợ lý của Vi Á trong các buổi livestream trước đó. Phong cách livestream của Kỳ Nhi được đánh giá tương đồng với Vi Á khi cô bày các loại hàng hoá, giới thiệu với thái độ vui tươi và liên tục tương tác với người xem.
Theo Sohu, đội ngũ trước đây hỗ trợ Vi Á dường như đang đứng sau Kỳ Nhi, mục tiêu biến cô trở thành “Vi Á thứ hai”. Tuy nhiên khi dư luận nghi ngờ về mối quan hệ giữa đội ngũ của Kỳ Nhi với Vi Á và Qianxun Group (công ty của vợ chồng Vi Á), cả hai bên đều lên tiếng khẳng định họ không liên quan gì đến nhau.
Nguồn: Bloomberg, YahooNews, Sohu
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng