Bí mật cách đây 39 năm của Jeff Bezos: Động lực để tỷ phú 'đốt' 5,5 tỷ USD cho 10 phút du hành vũ trụ!

    Trang Ly, Theo Pháp luật & Bạn đọc 

    Tỷ phú Jeff Bezos đã hiện thực hóa giấc mơ 'vươn tới những vì sao' của mình.

    Jeff Bezos , người giàu nhất thế giới, đã lên vũ trụ ngày 20/7/2021. Đó là một chuyến đi ngắn chỉ 10 phút 20 giây - bay lên bầu trời phía trên Tây Texas khoảng 100 km - trong một tàu vũ trụ được chế tạo bởi công ty tên lửa Blue Origin của ông.

    Tuy vậy, ít ai biết, đằng sau chuyến đi đó là cả một câu chuyện rất dài, câu chuyện đã 'viết nên cổ tích' của cậu bé 5 tuổi thỏ thẻ ước mơ chạm tới những vì sao cho mẹ.

    "Không gian là thứ mà tôi đã yêu thích từ lúc 5 tuổi. Tôi đã xem Neil Armstrong bước lên bề mặt Mặt Trăng năm 1969 và hình ảnh đó đã in sâu vào tâm trí tôi" - Jeff Bezos từng chia sẻ năm 2014.

    Bí mật cách đây 39 năm của Jeff Bezos: Động lực để tỷ phú đốt 5,5 tỷ USD cho 10 phút du hành vũ trụ! - Ảnh 1.

    Bởi thế, ngay sau khi bước ra khỏi khoang hành khách của tàu vũ trụ New Shepard khi bụi miền sa mạc Texas lắng dịu xuống, tỷ phú Jeff Bezos không giấu nổi sự vui mừng và xúc động nói luôn: "Đây là một ngày tuyệt nhất trong đời tôi. Là chuyến phiêu lưu vĩ đại nhất của tôi. Là giấc mơ lúc 5 tuổi trở thành hiện thực. Là một sứ mệnh không gian hoàn hảo".

    Vị tỷ phú trên đầu đội mũ cao bồi đậm chất miền Tây nước Mỹ vừa nói vừa khui chai sâm-panh để chúc mừng phi hành đoàn 4 người vừa bay lên vũ trụ thành công trên con tàu New Shepard ngày 20/7/2021.

    Jeff Bezos (đội mũ) ăn mừng sau chuyến đi thành công trên tàu New Shepard của Blue Origin ngày 20 tháng 7 năm 2021. Các phi hành gia còn lại cũng vui mừng, ôm hôn người thân. Ảnh: Blue Origin

    Forbes nhận định, ngay sau chuyến bay vào vũ trụ của Jeff Bezos, rất nhiều người dùng mạng xã hội đổ dồn sự quan tâm đến người giàu nhất hành tinh, nắm trong tay số tiền lên đến 206 tỷ USD.

    Bí mật cách đây 39 năm của Jeff Bezos: Động lực để tỷ phú đốt 5,5 tỷ USD cho 10 phút du hành vũ trụ! - Ảnh 2.
    Bí mật cách đây 39 năm của Jeff Bezos: Động lực để tỷ phú đốt 5,5 tỷ USD cho 10 phút du hành vũ trụ! - Ảnh 3.

    Và để có được hơn 10 phút hoàn hảo cho chuyến bay "First Flight Human" này, Jeff Bezos đã chi 5,5 tỷ USD. Điều này có nghĩa, mỗi phút đó trị giá 550 triệu USD!

    BAY TRÊN ĐÔI CHÂN CHÍNH MÌNH

    Ít ai biết, giây phút lịch sử ngày 20/7/2021 đánh dấu 39 năm ngày chàng trai trẻ Jeff Bezos 18 tuổi bộc lộ ước mơ thủa ấu thơ của mình khi trả lời trên tờ Miami Herald năm 1982 rằng: "Tôi muốn xây dựng khách sạn vũ trụ, công viên giải trí và nơi ở cho 2 hoặc 3 triệu người trên quỹ đạo. Toàn bộ ý tưởng đó là nhằm bảo vệ Trái Đất!"

    Bí mật cách đây 39 năm của Jeff Bezos: Động lực để tỷ phú đốt 5,5 tỷ USD cho 10 phút du hành vũ trụ! - Ảnh 4.

    Chàng thanh niên Jeff Bezos năm 18 tuổi. Ảnh: Rearbook Library

    Để có tiền thực hiện ước mơ, Jeff Bezos đã dành vài năm đi làm thuê trước khi thành lập các đế chế riêng của mình.

    Năm 1986, chàng thanh niên tốt nghiệp Đại học Princeton với bằng kỹ sư điện và khoa học máy tính. Sau đó anh làm việc ở New York vào năm 1990 tại một ngân hàng đầu tư.

    4 năm sau, năm 1994 đánh dấu bước ngoặt cuộc đời Jeff Bezos khi ông nghỉ việc và chuyển đến Seattle, Washington để mở một hiệu sách ảo - và ông thiết lập một cửa hàng bên trong nhà để xe của mình với cái tên đặt theo tên dòng sông hùng vĩ ở Nam Mỹ - Amazon.

    Tháng 7/1995, Amazon bán cuốn sách đầu tiên! Đầu năm 2021, Amazon sở hữu 400 tỷ USD.

    Khi Amazon lớn mạnh, Jeff Bezos bắt đầu nghĩ tới giấc mơ hồi 5 tuổi: Bay lên những vì sao.

    Năm 2000, Jeff Bezos tạo ra Blue Origin để làm sống dậy giấc mơ thời thơ ấu về tàu bay vũ trụ. 21 năm sau, giấc mơ trở thành hiện thực! Ông bay trên chính con tàu của mình, bằng chính đôi chân của mình!

    Bí mật cách đây 39 năm của Jeff Bezos: Động lực để tỷ phú đốt 5,5 tỷ USD cho 10 phút du hành vũ trụ! - Ảnh 5.

    Phi hành đoàn họp báo ngay ngày 20/7 sau chuyến bay lên vũ trụ. (Từ trái sang): Oliver Daemen, Mark Bezos, Jeff Bezos và Wally Funk. Ảnh: Blue Origin

    Phát biểu trong cuộc họp báo sau chuyến bay 10 phút 20 giây, tỷ phú Jeff Bezos nói:

    "Tôi cũng muốn cảm ơn mọi nhân viên Amazon và mọi khách hàng của Amazon vì nhờ đó Blue Origin có được ngày hôm nay".

    Năm 2017, Jeff Bezos tuyên bố sẽ bán 1 tỷ USD cổ phiếu Amazon mỗi năm để tài trợ cho dự án không gian.

    Thành công của Amazon tiếp tục đẩy khối tài sản của Jeff Bezos lên cao hơn, và vào năm 2018, ông đã vượt qua Bill Gates để trở thành người giàu nhất thế giới. Đầu năm 2021, Jeff Bezos thôi vị trí CEO của Amazon và toàn lực tập trung cho Blue Origin.

    Hiện tại, Blue Origin của tỷ phú này đang phát triển một tên lửa lớn hơn, New Glenn (được đặt theo tên của John Glenn, người Mỹ đầu tiên bay quay quanh Trái Đất), để phóng vệ tinh và các trọng tải khác. Lần ra mắt đầu tiên của New Glenn sẽ diễn ra không sớm hơn vào cuối năm 2022.

    Blue Origin cũng hợp tác với NASA để hỗ trợ đưa phi hành gia NASA đổ bộ Mặt Trăng năm 2024.

    Bài viết sử dụng nguồn: New York Times, Space.com, DM


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày