Bí mật trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới của đất nước từng nghèo đói, nhiệt độ trung bình quanh năm là -20 độ C, nhiều nơi chẳng bao giờ thấy mặt trời
Đầu năm 2018, Liên Hiệp quốc bình chọn Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Vào thập niên 1860, Phần Lan là một quốc gia nghèo khổ khi nạn đói giết chết tới 9% dân số của nước này. Tuy nhiên vào đầu năm 2018, Liên Hiệp quốc lại bình chọn đây là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Những nước lân cận như Na Uy, Đan Mạch hay Iceland cũng nằm trong top các quốc gia hạnh phúc.
Trên thực tế những năm gần đây, Phần Lan và nhiều nước Bắc Âu luôn được xếp thứ hạng cao về chất lượng sống. Vậy điều gì đã tạo nên những kết quả này khi nhiệt độ trung bình tại đây chỉ khoảng âm 20 độ C và nhiều vùng còn không thấy ánh nắng mặt trời quanh năm?
Báo cáo hạnh phúc toàn cầu (World Happiness Report) dựa trên khảo sát của Gallup để đánh giá mức độ hài lòng trong dân chúng. Những nhà nghiên cứu đã cố gắng phân tích mối tương quan giữa mức độ hạnh phúc của người dân với GDP bình quân đầu người, an sinh xã hội, môi trường sống, tham nhũng…
Kết quả cho thấy các nước đứng đầu bảng không khác biệt nhau nhiều lắm về các chỉ số và luôn giữ vững trong vài năm trở lại đây. Năm nay mặc dù Gallup khảo sát thêm mức độ hài lòng của những người nhập cư nhưng các nước Bắc Âu vẫn đứng đầu bảng.
- Cụ thể, chế độ an sinh xã hội tốt cùng trợ cấp của nhà nước khiến người dân từ nghèo đến giàu đều thỏa mãn với cuộc sống, thậm chí là cả những người nhập cư.
- Chế độ giáo dục miễn phí, bảo hiểm y tế chất lượng cùng môi trường làm việc cân bằng khiến người dân có thời gian để thỏa mãn những thú vui cá nhân. Hơn 80% số người Phần Lan tin tưởng vào chế độ an ninh, giáo dục và y tế công.
- Ngoài ra, sự phân bổ hợp lý nguồn thu thuế cao khiến người dân nơi đây không có sự phân hóa quá nặng nền giữa giàu với nghèo, qua đó hạn chế xung đột về giai cấp.
- Bên cạnh đó, môi trường sống ở đây không có sự phân hóa nặng nam nữ. Phái yếu được hưởng những chế độ phúc lợi vượt trội so với nam giới, qua đó giúp cân bằng cuộc sống của những người vợ, người mẹ.
- Đối với những người nhập cư, ngoài chính sách tốt của chính phủ khiến họ hài lòng, các chuyên gia cho rằng việc phần lớn người di cư đến từ những nền văn hóa tương đồng như Estonia hay Nga cũng góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc trong cộng đồng này ở Phần Lan.
Mặt khác, các chuyên gia đều đồng ý rằng những nước hạnh phúc nhất không nhất thiết phải giàu nhất dù mức thuế và thu nhập của Phần Lan khá cao. Ví dụ như Mỹ, thu nhập bình quân đầu người của nước này đã tăng 100% trong 40 năm qua nhưng chỉ số hạnh phúc của người dân lại không được cải thiện mấy.
Xếp hạng mới nhất cho thấy Mỹ chỉ đứng thứ 18 trong báo cáo hạnh phúc, giảm 5 bậc so với năm 2016. Trong khi đó một quốc gia giàu có khác là Anh cũng chỉ đứng thứ 19. Nguyên nhân chính là do tình trạng béo phì, căng thẳng quá mức hay tệ nghiện ngập… đã khiến người dân nơi đây không mấy hạnh phúc với cuộc sống dù thu nhập cao.
Mặc dù vậy, chỉ số hạnh phúc cho thấy mức độ hạnh phúc của người dân không hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập bình quân. Sự khác biệt về độ tuổi, văn hóa khiến mọi người cảm nhận hạnh phúc theo những cách khác nhau.
Tại các nước châu Mỹ Latinh, người dân có xu hướng hạnh phúc hơn so với những chỉ số về kinh tế, tham nhũng hay bao lực tương ứng. Lý do chính là người dân nơi đây coi hạnh phúc nằm ở mối liên kết gia đình hơn nhiều so với chất lượng cuộc sống.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng