Bí mật về Nauru: Quốc gia "béo" nhất thế giới từng có thời lấy USD làm giấy... vệ sinh
Báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy Nauru là quốc gia có tỷ lệ người thừa cân và béo phì nhiều nhất thế giới. Khoảng 94,5% dân số Nauru bị thừa cân và 71,7% bị bệnh béo phì.
Nauru là một quốc đảo nhỏ bé nằm ở Đông Bắc Papua New Guinea. Mang tiếng quốc gia nhưng nước này lại có diện tích bé thứ 3 thế giới sau Tòa thánh Vatican và Công quốc Monaco. Đây cũng là nước nhỏ nhất Nam Thái Bình Dương, quốc gia nhỏ nhất ngoài lãnh thổ Châu Âu, quốc đảo nhỏ nhất thế giới với diện tích chỉ 21 km2 (thủ đô Hà Nội của Việt Nam có diện tích 3.329 km2).
Tổng dân số của Nauru chỉ vào khoảng 11.347 người, ít nhất thứ 3 thế giới sau Tòa thánh Vatican và Tuvalu (dân số của thủ đô Hà Nội là 8,054 triệu người).
Không dừng lại ở đó, báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy Nauru là quốc gia có tỷ lệ người thừa cân và béo phì nhiều nhất thế giới. Khoảng 94,5% dân số Nauru bị thừa cân và 71,7% bị bệnh béo phì. Quốc gia này cũng là nước có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao nhất thế giới với hơn 40% dân số mắc bệnh.
Nghe có vẻ trớ trêu nhưng Nauru từng là quốc gia cực kỳ giàu có với GDP bình quân đầu người đứng thứ 2 thế giới, nhưng mọi chuyện đã trở thành dĩ vãng khi quốc đảo này giờ đây buộc phải trở thành thiên đường thuế để có thể thu hút đầu tư nước ngoài.
Thổ dân Nauru vốn không hề béo
Từ lấy USD làm giấy vệ sinh...
Trước khi giành độc lập vào năm 1968, quốc đảo này chủ yếu sống bằng nghề cá và trồng trọt. Người dân bản địa Nauru thời đó khá thon gọn vì thực phẩm chỉ gồm cá, rau củ quả cùng với chế độ lao động khá vất vả.
Sau khi giành độc lập, Nauru nhanh chóng thu hút sự đầu tư nước ngoài nhờ những mỏ Phosphate lộ thiên, dễ khai thác. Chính nhờ mảng khai khoáng mà nền kinh tế Nauru bùng nổ, người dân sống sướng hơn mà không phải đánh cá hay trồng trọt, hái lượm nữa. Lối sống của Phương Tây cũng lan rộng tại đây khiến người bản địa ngày càng lười biếng và thích đồ ăn nhanh.
Trong khoảng thời gian này, Nauru trở thành quốc gia có GDP bình quân đầu người cao thứ 2 thế giới và là một trong những nước đang phát triển có mức sống tốt nhất toàn cầu. Với lượng tiền khổng lồ từ khai khoáng, Nauru cho xây sân bay, thậm chí còn mua 7 chiếc máy bay để phục vụ giao thông, du lịch.
Xin được nhắc lại rằng dân số của Nauru chỉ vào khoảng hơn 10.000 người, còn chưa bằng một nửa tổng số sinh viên của trường đại học Oxford (22.000 người). Tất nhiên, tất cả những khoản đầu tư của Nauru từ may bay cho đến mua xe hơi hay các dự án xa xỉ khác đều lỗ.
"Chẳng có mấy ai quan tâm đến việc đầu tư có sinh lời hay không. Tiền USD thậm chí còn được dùng làm giấy vệ sinh. Cuộc sống khi đó cứ như là bữa tiệc mọi ngày vậy", một cựu tổng thống giấu tên của Nauru nhớ lại.
Tuy nhiên, buổi tiệc nào cũng sẽ đến lúc tàn. Khi nguồn tài nguyên cạn kiệt và các nhà đầu tư rút vốn, Nauru bị bỏ lại với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề và không có nguồn thu nhập chính nào nữa. Mảng đánh bắt cá và nông nghiệp đã bị bỏ hoang và ô nhiễm, trong khi người dân lại quá quen với cuộc sống hưởng thụ.
Quá tức giận, Nauru đã kiện lên tòa án quốc tế yêu cầu các công ty nước ngoài bồi thường vì đã làm ô nhiễm tài nguyên. Tất nhiên là Nauru thành công khi Australia đồng ý trả 2,6 triệu USD/năm trong vòng 20 năm trong khi New Zealand và Anh trả một lần 12 triệu USD. Dẫu vậy con số này là không đủ với một quốc gia chẳng còn gì ngoài một hòn đảo ô nhiễm.
Như một hệ quả tất yếu, Nauru bị phá sản khi không thanh toán nổi những khoản vay quốc tế. Chính quyền không có tiền chi trả cho các dịch vụ công. Nauru là quốc gia không thu thuế, hay chính xác hơn là chẳng có mấy công ty còn ở lại mà thu, nên ngân sách nước này trống rỗng.
Quốc đảo này cũng chẳng còn xuất khẩu gì mấy sau khi các mỏ khai thác Phosphate cạn kiệt nên người dân "béo phì" tại đây đang phải vật lộn với cuộc sống để mưu sinh. Khoảng 99% đất đai tại Nauru bị ô nhiễm bởi Phosphate nên họ không còn khả năng trồng trọt.
Những cuộc sống khá giả quá nhanh cùng thực phẩm giàu béo từ Phương Tây đã làm thay đổi mọi thứ
Du lịch thì càng khó bởi chẳng ai muốn đến vùng đảo ô nhiễm nhỏ bé chẳng có cơ sở hạ tầng hay trò gì để giải trí.
Tại Nauru, du khách sẽ chẳng có gì để thăm quan bởi hòn đảo này chỉ có 30 km đường, không có bảo tàng, di sản văn hóa, khách sạn hay thậm chí là sông ngòi, đồi núi để thám hiểm. Hàng năm chỉ có khoảng 200 du khách đến Nauru và chủ yếu là các nhà hoạt động xã hội hay những chuyên gia nghiên cứu khoa học.
Từ một nước giàu có, Nauru rơi xuống thành quốc đảo nghèo khổ với GDP chỉ vào khoảng 102 triệu USD, thấp nhất thứ 2 thế giới sau Tuvalu. Khoảng 90% người dân Nauru thất nghiệp còn tệ nạn tham những, rửa tiền thì tràn lan.
...đến phải rửa tiền để sinh tồn
Để có thể sinh tồn, Nauru buộc phải trở thành thiên đường thuế cũng như là trung tâm rửa tiền tại Nam Thái Bình Dương. Ngoài ra, Nauru cũng lệ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn trợ cấp từ Australia.
Năm 2001, Australia đề nghị trả tiền để Nauru trở thành trung tâm tị nạn cho xứ sở chuột túi và quốc đảo này quá nghèo để có thể nói không. Hậu quả là đến năm 2008, Nauru không những là trung tâm rửa tiền của Nam Thái Bình Dương mà còn là nơi tụ tập người tị nạn.
Cho đến thời điển hiện tại, vẫn chưa có quốc gia nào phá vỡ được kỷ lục "béo" của Nauru. Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng người dân đã quá quen với cuộc sống ỷ lại. Thay vì tìm đường phát triển kinh tế, họ phó mặc số phận cho viện trợ quốc tế cũng như tìm kiếm nguồn thực phẩm nhập khẩu rẻ tiền, vốn chứa rất nhiều chất béo và đường như dinh dưỡng thấp, từ Australia hay New Zealand.
Nhằm giải quyết vấn đề, chính phủ Nauru đang khuyến khích người dân vận động. Sân bay vốn được xây dựng cho du lịch tại Nauru giờ đây trở thành không gian đi bộ cho cư dân bản địa, vốn đã quá nặng nề sau nhiều năm sống hưởng thụ và đang phải ăn những thực phẩm giàu béo, ít dinh dưỡng rẻ tiền từ Australia.
Những bức vẽ cổ động người dân vận động đẩy lùi béo phì tại Nauru
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng