Bị Mỹ 'bóp nghẹt' đường sống, Huawei vẫn nói cứng: Chỉ Mỹ mới thiệt hại nặng, còn Trung Quốc thì không
Việc ‘sống thiếu’ TSMC là một đòn giáng mạnh vào Huawei, nhưng 'gã khổng lồ' công nghệ Trung Quốc cũng khẳng định các quyết định hạn chế của chính phủ Mỹ sẽ khiến các doanh nghiệp của nước này bị t...
Trong một bài viết gửi tới tạp chí tài chính Nikkei Asian Review, bà Joy Tan, Phó chủ tịch cấp cao của Huawei Mỹ đã lập luận những nỗ lực nhằm ‘bóp nghẹt’ Huawei của Mỹ sẽ khiến nước này thiệt hại nặng hơn Trung Quốc.
Theo bà Joy Tan, trong những năm vừa qua, chính phủ Mỹ đã liên tục tung ra các biện pháp mạnh tay nhằm vào Huawei, từ việc cấm tham gia phát triển mạng không dây 5G tại Mỹ và các quốc gia đồng minh, không cho phép sử dụng HĐH Android, cho tới việc chặn hoàn toàn nguồn cung linh kiện cho Huawei.
Bất chất những nỗ lực của Mỹ, lợi nhuận của Huawei vẫn tăng trưởng lên tới 19% so với năm ngoái, khiến Washington phải cân nhắc lại những biện pháp của mình. Gần đây nhất, chính phủ Mỹ đã thay đổi quy định xuất khẩu, chặn hoàn toàn nguồn cung chip cho Huawei. Tuyên bố của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, động thái này sẽ "cắt đứt nỗ lực của Huawei trong việc né tránh quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ."
Bà Joy Tan hiện đăng nắm giữ vị trí Phó chủ tịch cấp cao tại chi nhánh của Huawei tại Mỹ
Thay đổi này có nghĩa, bất kỳ nhà sản xuất chip nước ngoài nào sử dụng thiết bị của Mỹ sẽ đều phải xin giấy phép từ Washington nếu muốn cung cấp chip cho Huawei và các công ty con có liên quan. Theo quy định trước đây, chỉ có những công ty có hàm lượng công nghệ Mỹ trên 25% mới phải xin giấy phép này để được cung cấp hàng cho Huawei.
Hệ quả, hãng gia công chip lớn nhất thế giới là TSMC mới đây đã phải tuyên bố dừng nhận đơn đặt hàng chip mới từ công ty Trung Quốc. Do sử dụng các thiết bị sản xuất từ các công ty Mỹ như Applied Materials và Teradyne, TSMC sẽ phải chờ chính phủ Mỹ cấp giấy phép nếu muốn sản xuất chip cho Huawei – một điều gần như không tưởng ở thời điểm hiện tại.
Việc ‘sống thiếu’ TSMC chắc chắn sẽ là một đòn giáng mạnh vào Huawei, theo thừa nhận của chính phó chủ tịch chi nhánh của Huawei tại Mỹ. Tuy nhiên, đại diện của Huawei cũng khẳng định, quyết định của chính phủ Mỹ sẽ khiến các doanh nghiệp của nước này bị thiệt hại nặng.
"Trạng chết, chúa cũng băng hà"
Vào tháng trước, 9 hiệp hội thương mại Mỹ đã viết thư gửi tới Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, khẳng định quy định mới của chính phủ nước này sẽ gây hại cho "ngành công nghiệp bán dẫn, chuỗi cung ứng toàn cầu, thậm chí là toàn bộ lĩnh vực công nghệ". Hiện tại, các công ty bán dẫn của Mỹ hàng năm xuất khẩu số linh kiện có trị giá 20 tỷ USD.
Trước đó, trong lá thư gửi tới Tổng thống Trump, SEMI - hiệp hội thương mại đại diện cho chuỗi cung ứng sản xuất chất bán dẫn và điện tử tại Mỹ cũng cảnh báo, những hành động ‘thù địch’ của nước này nhằm vào Huawei sẽ khiến các nhà sản xuất dè chừng hơn trong việc nghiên cứu và đầu tư phát triển các công nghệ mới.
Đồng thời, nó cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo, khuyến khích các công ty công nghệ trên toàn thế giới hạn chế sử dụng các linh kiện xuất xứ từ Mỹ trong các sản phẩm của họ.
Càng cố 'bóp nghẹt' Huawei, Mỹ cũng sẽ bị thiệt hại nặng?
Theo phó chủ tịch Huawei Mỹ Joy Tan, việc thay đổi quy định xuất khẩu cũng sẽ gây ra tổn thất đáng kể về mặt doanh thu cho các doanh nghiệp Mỹ. Vào tháng Ba, một nghiên cứu độc lập được thực hiện bởi Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) đã chỉ rõ, "một ngành công nghiệp bán dẫn đủ mạnh sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với năng lực cạnh tranh toàn cầu và an ninh quốc gia của Mỹ."
BCG cũng dự đoán rằng, trong vòng 3 đến 5 năm tới, doanh thu của các công ty Mỹ có thể suy giảm 16% nếu Mỹ duy trì các biện pháp hạn chế hiện tại. Tồi tệ hơn, mức suy giảm doanh thu có thể đạt con số 37% nếu Mỹ cấm cửa hoàn toàn việc xuất khẩu chip tới Trung Quốc.
Đáng nói, việc suy giảm doanh thu cũng buộc các công ty Mỹ phải cắt giảm chi phí R&D và chi phí tài sản cố định, vô hình trung khiến năng lực sáng tạo của Mỹ đi xuống. Chưa kể đến, khoảng 15000 – 40000 lao động có tay nghề cao trong ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ cũng đối diện với nguy cơ mất việc làm, theo ước tính của BCG. Đây là điều khó có thể chấp nhận được trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang tác động mạnh đến nền kinh tế của Mỹ, khiến 36 triệu người Mỹ phải nhận trợ cấp thất nghiệp.
Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC vừa xây dựng nhà máy sản xuất trị giá hàng tỷ đô ở Mỹ để chiều lòng tổng thống Trump
Về lâu dài, những quy định của Mỹ cũng khiến những nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới phải đưa ra lựa chọn: Hoặc cắt đứt mọi mối quan hệ kinh doanh với các công ty công nghệ Trung Quốc, hoặc ngừng sử dụng thiết bị của Mỹ để sản xuất chip.
Với sự phát triển chóng mặt của ngành công nghệ Trung Quốc, các nhà sản xuất chip có thể chọn phương án thứ hai, tạo ra một làn sóng ‘tháo chạy’ của các nhà sản xuất bán dẫn khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ. Điều này sẽ khiến các công ty công nghệ Mỹ đi vào suy thoái, làm hỏng hệ sinh thái công nghệ toàn cầu, đồng thời phá hủy vai trò lãnh đạo của Mỹ trong ngành công nghiệp bán dẫn, phó chủ tịch Huawei kết luận.
Tham khảo Nikkei Asian Review
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng