Bị phần mềm nhận diện khuôn mặt từ chối cấp hộ chiếu vì mắt ti hí như nhắm
Một anh chàng DJ có tên Richard Lee là bị phần mềm nhận diện khuôn mặt của trang web chính phủ New Zealand từ chối cấp hộ chiếu vì cho rằng trong bức ảnh mà anh chụp, mắt của anh đang nhắm.
Một anh chàng người châu Á đã bị website của chính phủ New Zealand từ chối chấp nhận làm hộ chiếu vì phần mềm nhận diện khuôn mặt cho rằng anh ta đã nhắm mắt khi chụp ảnh.
Richard Lee đã cố gắng làm mới hộ chiếu của mình để anh có thể trở về Úc từ New Zealand sau giáng sinh vào hôm thứ 2 vừa qua, tuy nhiên thay vì một passport mới thì anh đã nhận được một tin nhắn lỗi kỳ lạ khi anh này gửi bức ảnh chân dung của mình đến hệ thống kiểm tra hình ảnh trực tuyến của bộ Ngoại giao.
Hệ thống tự động nói với DJ 22 tuổi này – người hiện đang học ngành kỹ sư hàng không và quản lý tài chính tại Melbourne, rằng anh đã nhắm mắt khi chụp ảnh, mặc dù anh đã “mở mắt rất to và rõ”.
“Bức ảnh bạn tải lên không đạt tiêu chuẩn vì mắt của đối tượng trong ảnh đã nhắm,” tin nhắn cho biết.
Anh Lee, người sinh ra ở Đài Loan nhưng lớn lên ở New Zealand, đã liên lạv với bộ Nội vụ ngay sau đó và vấn đáp tại sao bức ảnh của anh không được chấp nhận.
Đại diện của họ nói với anh rằng vì “sự phân bố độ sáng trên mặt” đã khiến nó bị từ chối.
“Tôi đã thử những bức ảnh khác nhưng kết quả đều như vậy, nên tôi đã gọi điện cho văn phòng và họ trả lời rằng do cái bóng ở xung quanh mắt tôi và sự phân bố độ sáng trên mặt tôi không đều,” Anh Lee chia sẻ với tờ Daily Mail của Úc.
“Và tôi đã chụp nhiều bức ảnh mới ở Bưu điện Úc và một trong số đó được chấp nhận, sau quãng thời gian chờ đợi mòn mỏi.”
Tuy nhiên khi anh đã đăng những hình ảnh cũ bị từ chối của anh lên Facebook và những người dùng của mạng xã hội này cho rằng máy móc bây giờ cũng “phân biệt chủng tộc”.
“Công nghệ hiện nay thật phân biệt chủng tộc,” một người dùng viết.
“Ối trời ơi, mắt anh ta mở to thế kia cơ mà,” người khác bình luận.
Nhiều người khác cũng nói rằng họ gặp phả tình trạng tương tự khi sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt.
Anh Lee nói rằng mình không cảm thấy bị xúc phạm sau sự việc và không tin rằng đây là một vấn đề liên quan đến chủng tộc.
“Tin nhắn lỗi không khiến tôi buồn phiền nhiều đến thế, tôi thấy thật hài hước và rõ ràng nó là một lỗi lập trình trong phần mềm nhận diện khuôn mặt,” Anh Lee chia sẻ.
“Chỉ là hơi khó chịu với sự trì hoãn và tôi hi vọng đội ngũ nhân viên sẽ phản hồi sau 3 lần thất bại trong việc nhận ảnh,” anh nói thêm.
Anh chàng làm việc tại quán bar nói rằng những chia sẻ anh nhận được trên mạng sau khi hình ảnh của mình được đăng lên Facebook khiến anh bất ngờ nhưng vẫn vui vẻ.
“Ban đầu tôi và những người bạn của mình nghĩ rằng nó rất buồn cười chứ không phải phân biệt chủng tộc gì cả. Tuy nhiên thật cảm động khi thấy những người bạn ở New Zealand và Úc của tôi “nhảy” vào và bình luận bảo vệ tôi – điều này khiến tôi cảm thấy vui vì nơi đây như là 2 ngôi nhà của tôi vậy.”
Anh cũng nói rằng rất nhiều người dùng phương tiện thông tin đại chúng ở Châu Á thấy được sự hóm hỉnh trong tình huống này, tuy nhiên nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng để thực hiện được điều này bạn phải tự tin về nguồn gốc của mình.
“Một vài người rất dễ bị xúc phạm bởi họ không tự tin về cội nguồn của mình… Sau cùng thì chúng ta rất khác nhau và dĩ nhiên có những tình huống mà bạn phải đứng lên bảo vệ và trong lúc khác lại nghĩ rằng nó là một điều vui vẻ.”
“Tôi hi vọng giờ họ sẽ chấp nhận cái ảnh này.”
Anh chàng DJ này, được biết đến với cái tên Richy Fancy, đã đăng một hình ảnh hài hước bị bóp béo bằng cách sử dụng phần mềm chỉnh ảnh Snapchat với bộ lọc “mắt to” lên Facebook ngay sau khi nhận được tin nhắn lỗi với dòng chú thích: “Tôi hi vọng giờ họ sẽ chấp nhận cái ảnh này.”
Đại diện của Cục quản lý Xuất nhập cảnh nói rằng phần mềm này là “một trong những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới”, tuy nhiên việc từ chối chấp nhận là hoàn toàn bình thường.
“Có tới 20% số lượng ảnh đăng tải lên đây bị từ chối vì rất nhiều nguyên do khác nhau,” họ nói với tờ Daily Mail Úc.
“Chúng tôi cung cấp cho khách hàng dịch vụ trực tuyến để họ có thể dễ dàng tìm ra một bức ảnh cho hộ chiếu và anh Lee đã chụp bức ảnh thứ 2, ngay sau đó đã được chấp nhận và xuất hộ chiếu New Zealand ngay trong ngày hôm đó.”
Lời khuyên dành cho người dùng nhận được thông báo rằng mắt họ đang nhắm là: “Chụp lại ảnh và hãy chắc chắn là mình đang mở mắt nhé!”
Theo Dailymail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng