Biến đổi chuột phát sáng như đom đóm - Thí nghiệm mở ra nhiều hy vọng mới cho loài người
Hình ảnh những con chuột phát sáng thành công quả thực là niềm động viên to lớn cho các nhà khoa học trong công cuộc phát minh và sáng chế ra nhiều phương pháp trị liệu đột phá hơn nữa.
Đúng vậy, đây hoàn toàn không phải là một cảnh phim khoa học giả tưởng nào cả, mà chính là công trình của các nhà khoa học đến từ Đại học Stanford nhờ sản sinh ra thành công các protein của đom đóm đem áp dụng lên chuột. Đây hóa ra lại là một bước tiến quan trọng trong quá trình xúc tiến đến các cách thức chế vaccine tân tiến của tương lai và cả phương thức phòng chống ung thư nữa.
Nghiên cứu này đã được soạn thảo và miêu tả chi tiết trong một tài liệu đăng tải trên thời báo "Proceedings of the National Academy of Sciences": "Dự án này đã cho thấy lần đầu tiên con người có thể truyền tải tín hiệu mRNA tới các tế bào thí nghiệm hoặc ngay cả các mô trong cơ quan nội tạng cơ thể động vật," Giáo sư Christopher Contag - một trong những lãnh đạo chủ chốt - phát biểu với DigitalTrends.
"mRNA là chất trung gian chuyển đổi hệ gene thành các protein chức năng. Trước khi công trình này thành công, hầu như những nỗ lực trước đó đều thất bại trong việc cấy truyền mRNA tổng hợp đến tế bào để từ đó chúng sẽ được biến đổi thành protein. Chính thành công này đã mở ra một con đường hoàn toàn mới, tạo tiền đề cho tiềm năng đương đầu với nhiều bệnh khác."
Để làm được điều này, các nhà khoa học quả thực đã lập nên một kỳ tích khi truyền mRNA qua màng tế bào, vốn là công việc hầu như bất khả thi vì mRNA mang điện tích âm, nên không phải là dễ dàng để đưa nó qua nhẹ nhàng êm thấm với màng tế bào mang điện tích dương. Sau khi qua trót lọt vào trong, mRNA sẽ tách khỏi hợp chất dẫn truyền trước đó và bắt đầu tiến hành sản sinh protein.
"Điều chúng tôi làm đó là sử dụng cơ chế của mRNA như một công cụ để thể hiện kết quả của quá trình thí nghiệm này, qua ánh sáng. Ít ra đó là cách rõ rệt và nhanh nhất để kiểm nghiệm xem công trình của mình có thành công hay không," Giáo sư Paul Wender, đồng tổ chức dự án lên tiếng.
Được biết, tế bào của những con chuột này không chỉ tiếp nhận và nuôi dưỡng protein của một loài côn trùng theo tình trạng rất bình thường và ổn định, mà còn không trải qua bất kỳ một phản ứng và tác dụng phụ cũng như dấu hiệu lạ nào cả.
"Kết quả này thực ra cũng chỉ mang tính chất tạm thời, vì protein ngoài đó sẽ đạt năng suất cực điểm trong vài giờ tiếp theo, và dần biến mất trong 1-2 ngày sau đó. Tuy nhiên, đối với những liệu pháp điều trị, đây lại chính là yếu tố rất phù hợp. Chẳng hạn, khi bạn bị đau đầu dữ dội và cần uống thuốc, viên thuốc chỉ nên có hiệu lực tác động lên cơ thể trong khoảng 8-12 giờ, không nên quá mạnh và lâu dài, vì khi đó con người có thể bị ảnh hưởng theo một chiều hướng khác," Wender nhận định.
Tất nhiên, ông cũng cho biết nhóm nghiên cứu hoàn toàn có thể chỉnh sửa để khiến hiệu quả trở nên lâu dài và bền vững hơn khi sử dụng các DNA mạnh và chính yếu nhất để dẫn truyền và sản sinh protein.
Dù vẫn còn trong giai đoạn khởi đầu nhưng tiềm năng của thí nghiệm này đang nhận được rất nhiều hy vọng và lời hứa hẹn sâu sắc cho một tương lai không xa khi con người đạt được thêm nhiều thành tựu sinh học đột phá nữa.
Tham khảo: DigitalTrends
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng