Biến đổi khí hậu có thể khiến cách tính toán thời gian của Trái Đất thay đổi hoàn toàn, chuyện gì đây?
Tình trạng băng tan ở Greenland và Nam Cực cũng như sự nóng lên toàn cầu đã tác động đến quá trình quay của Trái Đất.
- Bằng chứng khảo cổ 1,6 triệu năm tuổi thay đổi cái nhìn của con người về lịch sử ngôn ngữ
- Các nhà khoa học tin rằng người ngoài hành tinh có thể là người bản địa trên Trái Đất
- Tuổi của vũ trụ là khoảng 13,8 tỷ năm nhưng tại sao chúng ta lại có thể quan sát được 93 tỷ năm ánh sáng?
- Tại sao tế bào ung thư giết chết vật chủ của chúng trong khi vật chủ chết thì chúng cũng chết?
Một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Nature cho thấy, tình trạng băng tan ở Greenland và Nam Cực cũng như sự nóng lên toàn cầu đã làm quá trình quay của Trái Đất chậm lại một chút và có thể tác động đến cách con người theo dõi thời gian.
Mặc dù sự tan băng đã làm giảm tốc độ quay của hành tinh nhưng Trái Đất vẫn quay nhanh hơn một chút so với trước đây.
Được biết, nhiều chuyên gia lo ngại rằng việc đưa giây nhuận - vốn để giúp đồng bộ hóa chuyền động của Trái Đất với đồng hồ tự động - vào thời gian tiêu chuẩn có thể gây ra sự nhiễu loạn đối với các hệ thống máy tính trên toàn thế giới.
Kể từ năm 1972, 27 giây nhuận dương đã được khéo léo thêm vào múi giờ chuẩn quốc tế (UTC) và lần gần đây nhất vào năm 2016.
Trong những năm gần đây, vòng quay của Trái Đất đang ngày càng tăng tốc độ hơn, vượt qua thời gian tiêu chuẩn. Vì vậy, để đồng bộ hóa 2 phép đo thời gian, các nhà khoa học đã cân nhắc đến việc phải chèn thêm giây nhuận âm đầu tiên trong lịch sử.
Tác giả nghiên cứu Duncan Agnew từ Đại học California nhận định đây là hiện tượng chưa từng xảy ra. Ông cũng đặt ra thách thức lớn trong việc đảm bảo tất cả các bộ phận của công việc tính toán thời gian toàn cầu đều phải hiển thị cùng một lúc. Và nếu nó xảy ra thật, nhiều chương trình máy tính tính thời gian buộc phải được viết lại và bổ sung khái niệm giây nhuận âm.
Khi nghiên cứu tốc độ quay của Trái Đất ảnh hưởng tới cách đo thời gian, ông Agnew khẳng định nếu không có biến đổi khí hậu, có thể giây nhuận âm sẽ phải được thêm vào UTC ngay sau năm 2026.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy kể từ năm 1990, tình trạng băng tan ở Greenland và Nam Cực cũng như sự nóng lên toàn cầu đã làm chậm lại quá trình quay của Trái Đất, từ đó làm hoãn nhu cầu bổ sung giây nhuận âm cho đến ít nhất là năm 2029.
Năm 2022, giới chuyên môn liên quan đến lĩnh vực đo thời gian đã đồng ý loại bỏ khái niệm giây nhuận vào năm 2035, thay vào đó mở rộng chênh lệch cho phép giữa hai cách đo thời gian lên một phút.
Ông Agnew đồng tình với kế hoạch này, cho rằng việc chênh lệch quá một phút nhuận âm là rất khó có thể xảy ra.
Ông hy vọng với nghiên cứu của mình, giới chuyên gia trên thế giới có thể cân nhắc việc bỏ giây nhuận sớm hơn - trước thời hạn năm 2035.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng