Biến đổi khí hậu, nước biển ấm lên lên là "đòn đúp" giáng xuống sự sống còn của loài cá, có thể ảnh hưởng tới hiện trạng an ninh lương thực toàn cầu
“Phát hiện mới có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cá và cả tình trạng an ninh lương thực của chúng ta, bởi lẽ rất nhiều loài ta vẫn đang ăn sẽ ngày một hiếm, thậm chí biến mất trong vài thập kỷ tới”.
Rất nhiều loài cá được dùng trong các bữa ăn gia đình có thể đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng khi nhiệt độ đại dương tiếp tục lên cao do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong môi trường sống ngày một khắc nghiệt hơn, tỷ lệ tử vong của cá tiếp tục tăng, đồng thời khả năng thích nghi của chúng lại giảm.
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng một số loài thuộc họ Trích như cá mòi, cá trích sẽ khó bắt kịp với tốc độ ấm lên của nước biển. Kích cỡ cá sẽ nhỏ theo thời gian, do đó giảm khả năng bơi tới những môi trường sống ổn định hơn.
Giáo sư Chris Venditti, một nhà sinh học tiến hóa công tác tại Đại học Reading và là đồng tác giả nghiên cứu mới, nói: “Nước ấm là đòn giáng xuống loài cá, bởi lẽ chúng không chỉ có kích cỡ nhỏ dần theo tiến trình tiến hóa, mà còn sớm bị tụt hậu trên thang tiến hóa, đồng thời phải gắng gượng sống sót.
“Phát hiện mới có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cá và cả tình trạng an ninh lương thực của chúng ta, bởi lẽ rất nhiều loài ta vẫn đang ăn sẽ ngày một hiếm, thậm chí biến mất trong vài thập kỷ tới”.
Nghiên cứu mới tới từ nỗ lực hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến Tại Khu vực Khô cằn (CEAZA) có trụ sở tại Chile và Đại học Reading tại Anh. Họ tiến hành phân tích số liệu phân bổ cá toàn cầu để tìm ra những điểm cho thấy nhiệt độ toàn cầu đã ảnh hưởng tới quá trình tiến hóa của cá. Nghiên cứu tập trung vào bộ Clupeiform, một nhóm cá có số Họ đa dạng, bao gồm nhiều loài cá trồng, cá trích, cá mòi thường được bày bán.
Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu có liên quan tới sự sống còn của cá nói chung.
Từ trước tới nay, cá chỉ phải đối mặt với tốc độ nóng lên của biển ở 0,8°C sau mỗi thiên niên kỷ. Tốc độ này chậm hơn rất nhiều so với con số 0,18°C mỗi thập kỷ mà Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) đưa ra năm 1981.
Phát hiện mới hậu thuẫn nghi ngờ vốn tồn tại trong cộng đồng các nhà hải dương học, cho rằng kích cỡ cá sẽ nhỏ hơn và di chuyển ít hơn khi Trái Đất nóng lên, bởi lẽ chúng sẽ phải tăng cường trao đổi chất, cần nhiều oxy hơn để duy trì hoạt động cơ thể. Loài cá nói chung sẽ bị ảnh hưởng, khi mà các cá thể nhỏ không còn đủ sức tìm tới những vùng biển thuận lợi cho việc sinh sôi.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng bác bỏ nhận định cho rằng kích cỡ cá nhỏ hơn đồng nghĩa với việc thêm nhiều loài cá xuất hiện, vốn cho rằng đa dạng về gen trong một quần thể cá địa phương sẽ tăng khi cá không còn đi xa được nữa. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu cho thấy nước ấm lên sẽ làm số lượng loài cá mới xuất hiện sẽ giảm; cá mất đi thêm một vũ khí nữa để chống chọi lại biến đổi khí hậu.
Hành vi đánh bắt quá nhiều cũng khiến kích cỡ cá giảm đi, nghiên cứu mới lại khiến danh sách áp lực đè lên vai loài cá thêm dòng mới, và đáng chú ý, nguyên nhân gây nên những điều trên đều có dấu vết bàn tay con người.
Theo Pnas
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng