Biên tập viên New York Times chia sẻ: bố tôi vừa bán iPhone để mua smartphone Huawei
"Nhưng nói như vậy không có nghĩa là Apple trở thành một hãng 'giá rẻ'. Mới đây, tôi có một người bạn mua iPhone mới nhất để 'tặng quà' cho sếp, nhưng đến giờ vẫn chẳng ai thèm dùng smartphone Huawei để đi biếu cả"
Bài viết là ý kiến cá nhân của cô Ren, cựu biên tập viên của tờ Time Out Beijing đăng tải tại The New York Times.
Tôi sở hữu chiếc iPhone đầu tiên của mình vào dịp Tết âm lịch năm 2012. Thời kì đó tôi không đủ điều kiện tài chính để mua sản phẩm này, cũng như không đủ đam mê công nghệ để cảm thấy hào hứng khi cầm nó trên tay.
Đó là một chiếc iPhone 4, được một người bạn của bố tặng lại cho tôi. Lúc đó, iPhone 4 đã không phải là sản phẩm mới nhất trên thị trường vì Apple vừa ra mắt chiếc iPhone 4S vào tháng 1 cùng năm, một sản phẩm mà những người yêu công nghệ nói chung và các 'fan Táo' nói riêng đang đi mua một cách cuồng nhiệt. Chiếc iPhone 4 của tôi vào thời điểm đó cũng đã có thể coi là 'cũ', đến tay tôi đã là hàng 'Second-hand'. Song, tại thời điểm này Apple là một cái tên rất có trọng lượng, nên một sản phẩm không phải mới nhất của hãng cũng đủ giá trị để dùng làm quà cho con gái của đối tác làm ăn.
Thời điểm đó, iPhone là được coi smartphone đỉnh cao nhất mà tất cả mọi người đều muốn có. Bố tôi hay những đồng nghiệp trong giới kinh doanh của các công ty lớn đều bị lôi cuốn bởi 'sức hút Apple'. Họ bỏ số tiền lớn ra mua những chiếc iPhone cao cấp nhất, mặc dù không bao giờ dùng hết các tính năng. Nhưng họ đâu quan tâm với tính năng, vì trong tâm trí họ iPhone luôn là 'tuyệt vời nhất', gắn liền với chất lượng và sự cao cấp - chỉ vậy là đủ.
Nhưng sự hào nhoáng đó đã không còn nữa. Mới đây CEO Tim Cook đã phải tổ chức một cuộc họp báo để báo cáo về tình hình kinh doanh chậm lại tại Trung Quốc. Những thị trường khác có vẻ như cảm thấy sốc khi biết tin Apple đang thua thế tại 'đất nước tỷ dân', song với những người đam mê công nghệ tại đây thì đó không phải là một tin gì mới.
Lí do đơn giản đó là Trung Quốc hiện đã có rất nhiều công ty công nghệ - trong đó có smartphone mới cạnh tranh khốc liệt từ năm 2012. Các hãng này tạo ra các smartphone có nhiều tính năng, nhất là các tính năng mà người Trung Quốc cần với giá bán rẻ hơn rất nhiều. Ngược lại thì Apple mải mê phát triển tại thị trường quốc tế mà không 'nội địa hóa' được tính năng để đáp ứng được nhu cầu của người dùng, nên dần mất khách hàng.
Xu hướng này được dẫn đầu bởi một công ty rất nhỏ tại thời điểm đó là Xiaomi. Hãng được ra mắt từ năm 2010, nhưng nhanh chóng được khách hàng tin dùng vì có hệ điều hành riêng, sử dụng phần cứng cao cấp nhưng bán với giá rẻ. Chiến thuật bán hàng của Xiaomi rất khác với Apple, hãng bán những chiếc máy chỉ từ $150 đến $350 và cũng chỉ bán hàng trực tuyến là chính.
Những tưởng 'nước sông không phạm nước giếng', các sản phẩm của Xiaomi và sau này là Huawei và OPPO lại dần chiếm được thị phần của Apple. Tôi cũng đã chuyển từ iPhone sang một chiếc máy Xiaomi tầm cao vào năm 2015 khi một người bạn đồng nghiệp của tôi hết lời khen ngợi chiếc Mi Note của cô ấy. Những sản phẩm dòng Mi Note đều có màn hình rất lớn, phù hợp với nhu cầu xem phim truyền hình và chụp ảnh selfie của người Trung Quốc.
Apple trong một thời gian dài cũng đã 'ngó lơ' tính năng rất quan trọng với người Trung Quốc là SIM kép. Tính năng này nghe thì có vẻ nhàm chán, nhưng lại là một yếu tố quyết định khi người trẻ đi chọn smartphone mới. Nhiều bạn trẻ hiện nay không mua laptop, nên smartphone trở thành một thiết bị công nghệ 'tất cả trong một' - xem phim, làm việc, gọi điện, chơi game... Việc chuyển đổi giữa 2 SIM, một dùng để kết nối mạng, một dùng để liên lạc là tính năng không thể thiếu. Apple đến cuối năm ngoái mới ra mắt iPhone XS và iPhone XS Max phiên bản giành riêng cho Trung Quốc và Hồng Kông có tính năng này.
Bước đi để 'nội địa hóa' lâu đời nhất của 'Táo' là việc bán các sản phẩm iPhone mạ vàng dành riêng cho Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2013. Các sản phẩm này cũng dành được những thành công nhất định, nhưng bị dân địa phương nói đùa là chỉ dành cho dân 'trọc phú' - những người giàu có nhưng không biết tiêu tiền, mua những vật phẩm chỉ để khoe mẽ. Và đây cũng chỉ là một sản phẩm có sự thay đổi về thiết kế, không có bất cứ tính năng gì mới để níu chân khách hàng.
Huawei - đối thủ lớn nhất của Apple tại thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây cũng vừa chiếm ngôi vị thứ 2 của 'Táo'. Và cũng vì vậy mà những sản phẩm của hãng này bỗng trở nên 'cao cấp' trong tâm trí của giới yêu công nghệ trong nước. Rất nhiều những thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu như bố tôi cũng đã bán iPhone để mua smartphone Huawei.
Cuộc sống của người dân Trung Quốc đang dần hướng tới sự online hoàn toàn, nên các nhà phân tích cũng cảm thấy ngạc nhiên khi họ không còn chọn mua những chiếc smartphone một thời được cho là đỉnh cao của Apple. Một sự thật không thể chối cãi: người dùng cũng quan tâm tới tính năng và giá, chứ thương hiệu không phải là tất cả!
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là Apple trở thành một hãng 'giá rẻ'. Mới đây, tôi có một người bạn mua iPhone mới nhất để 'tặng quà' cho sếp, nhưng đến giờ vẫn chưa có vụ hối lộ nào với các smartphone của Huawei cả!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng