Loài cá này là một phần của dự án nghiên cứu sinh thái dưới nước trên vũ trụ đầu tiên.
Bốn con cá ngựa vằn mà Trung Quốc gửi lên trạm vũ trụ đang phát triển mạnh sau gần một tháng trên quỹ đạo.
Mục tiêu của việc này là để nghiên cứu quá trình tiêu giảm mật độ xương ở các phi hành gia khi sống trong môi trường không trọng lực thời gian dài. Đây là hệ quả tương đối phổ biến, có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe phi hành gia trong các sứ mệnh khám phá không gian.
Cá ngựa vằn, với tư cách là động vật mẫu có gen giống con người tới 70 %, có thể được sử dụng để nghiên cứu nhiều bệnh ở người.
Chúng là một loài cá nhỏ thuộc họ cá tuế và là một trong những sinh vật mẫu được sử dụng thường xuyên nhất cho các nghiên cứu di truyền và phát triển.
Sáng kiến đưa loại cá này lên Thiên Cung đánh dấu bước đầu của thí nghiệm nuôi động vật có xương sống đầu tiên thuộc loại này trong không gian.
Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc.
Nói tóm lại, những con cá ngựa vằn được đưa đến trạm vũ trụ Thiên Cung có thể sẽ làm sáng tỏ hơn nữa mối nguy hiểm của việc dành thời gian dài trong không gian không trọng lượng. Cùng với đó sẽ là các kết quả thu được về kinh nghiệm tồn tại lâu dài của con người trong vũ trụ.
Được phóng lên vào ngày 25 tháng 4 cùng với ba phi hành gia trên tàu vũ trụ Thần Châu-18, 4 con cá ngựa vằn hiện đang ở trong tình trạng tốt trong môi trường sống dưới nước của chúng trên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc.
Với môi trường vi trọng lực trên Thiên Cung, các phi hành gia đã quan sát thấy cá ngựa vằn có vài biểu hiện hành vi định hướng bất thường, chẳng hạn như bơi ngược và quay tròn. Tuy nhiên, chúng vẫn đang có sức khoẻ tốt.
Ngoài mẫu nước, các phi hành gia sẽ thu thập mẫu trứng cá để phục vụ nghiên cứu của mình.
Cá ngựa vằn đóng vai trò là mô hình sinh học độc đáo vì phôi của chúng trong suốt và phát triển bên ngoài tử cung, nghĩa là sự phát triển của cá có thể được nghiên cứu bắt đầu từ quá trình thụ tinh.
Hơn nữa, hệ sinh thái dưới nước tự duy trì, nơi rong nước và cá hỗ trợ lẫn nhau, cũng có ý nghĩa giúp hiểu được những thách thức trong việc duy trì hệ thống hỗ trợ sự sống cho các sứ mệnh không gian dài hạn và môi trường sống trong không gian ở tương lai.
Môi trường sống của 4 con cá ngựa vằn trên trạm vũ trụ Thiên Cung.
Đây không phải lần đầu tiên cá được đưa vào vũ trụ. Con cá đầu tiên từng bay trên quỹ đạo vũ trụ là một nhóm cá ướp xác, một loài cá nhỏ thuộc Đại Tây Dương.
Chúng được gửi đến Skylab, phòng thí nghiệm khoa học đầu tiên quay quanh Trái đất vào năm 1973. Mục đích để quan sát cách thức cá bơi ra sao trong môi trường không trọng lực.
Trong các thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những con cá này đã sử dụng ánh sáng để tự định hướng di chuyển chỉ sau vài ngày.
Chúng thậm chí còn ấp được hàng chục quả trứng khoẻ mạnh, tạo ra những chú cá con có khả năng thích nghi với môi trường không trọng lượng gần như ngay lập tức.
Nhiều thập kỷ sau, Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã nghiên cứu tác động của vi trọng lực lên một đàn cá medaka trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
Vì lý do nào đó, những kết quả thu về rất đáng báo động. Như chi tiết trong một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng loài cá này có tình trạng tồi tệ hơn nhiều so với con người.
Đàn cá medaka bắt đầu giảm mật độ xương gần như ngay lập tức khi đến ISS. Những hiệu ứng đó thường mất khoảng 20 ngày để xuất hiện ở các phi hành gia là con người.
Do vậy, những thí nghiệm mới vẫn cần được tiến hành thêm trên môi trường vũ trụ để ra được những dữ liệu tổng hợp chắc chắn hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng