Tên lửa Soyuz - được mệnh danh là trụ cột của chương trình không gian Liên Xô/Nga - sắp được phóng đi vào ngày 15/9.
- Tất cả sông băng trên Trái Đất đang tan chảy và nhân loại có thể phải đối mặt với những thay đổi lớn
- Bí ẩn về sự hình thành của những vỉa than dày hàng chục mét!
- 2.200 nghìn tỷ tấn kim loại ở phía bên kia của Mặt Trăng đến từ đâu?
- Tại sao vùng biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương không tương thích với nhau?
- Bằng chứng về không gian 4 chiều sẽ ảnh hưởng thế nào đến thế giới thực của chúng ta?
Thứ Ba ngày 12/9 là một ngày sôi động tại Sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, khi tên lửa Soyuz dành cho chuyến phóng phi hành gia tiếp theo tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã được đưa lên bệ phóng.
Tên lửa Soyuz 2.1a sẽ khởi động sứ mệnh Soyuz MS-24 vào ngày 15/9, lúc 15:44 GMT (22h44 giờ Việt Nam).
Tàu vũ trụ Soyuz MS-24 sẽ chở ba thành viên phi hành đoàn của ISS Expedition 70 (gồm phi hành gia Roscosmos Oleg Kononenko, Nikolai Chub và phi hành gia NASA Loral O'Hara) nhằm giải cứu các thành viên phi hành đoàn bị mắc kẹt trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS)hơn 6 tháng trước.
Tên lửa Soyuz 2.1a của Soyuz MS-24 đã được chở bằng toa tàu từ các cơ sở tích hợp của Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) ở Baikonur, đến Khu liên hợp phóng 31 của Sân bay vũ trụ Baikonur.
Nhiếp ảnh gia Bill Ingals của NASA đã ghi lại hành trình ngày 12/9 của tên Soyuz, khi đoàn tàu kéo tên lửa xuống đường ray để đến bệ phóng.
Soyuz của Roscosmos là phương tiện phóng đa năng hạng trung được giới thiệu từ năm 1966 và kể từ đó đã trở thành trụ cột của chương trình không gian của Liên Xô/Nga.
Nó có khả năng phóng các vệ tinh dân sự và quân sự, cũng như các sứ mệnh chở hàng hóa và phi hành đoàn lên Trạm ISS.
Trong nhiều thập kỷ, một số biến thể của tên lửa Soyuz đã được phát triển. Soyuz 2.1a là một trong những phiên bản mới nhất thuộc dòng tên lửa Soyuz-2.
Space.com cho biết, một sự cố rò rỉ trên tàu vũ trụ Soyuz MS-22 đã kéo dài nhiệm vụ của phi hành đoàn. Soyuz MS-23 sau đó được tái sử dụng cho một vụ phóng không cần người lái lên Trạm vũ trụ ISS nhằm đưa phi hành gia và các phi hành gia bị mắc kẹt về nhà.
Các thành viên phi hành đoàn Expedition 70 ra mắt trong tuần này ban đầu dự kiến sẽ lái con tàu vũ trụ Soyuz MS-23, nhưng đã được chuyển sang Soyuz MS-24 như một phần của việc điều chỉnh lịch trình.
Tên lửa Soyuz 2.1a sẽ thực hiện nhiệm vụ phóng Soyuz MS-24 vào sáng thứ Sáu 15/9. Hiện, tên lửa này đang đứng ở bệ phóng để sẵn sàng phóng.
Nhà du hành vũ trụ Roscosmos Oleg Kononenko sẽ bay trên Soyuz MS-24 với tư cách chỉ huy sứ mệnh. Anh sẽ tham gia cùng với phi hành gia Roscosmos là Nikolai Chub và phi hành gia NASA Loral O'Hara, cả hai đều lần đầu tiên hướng tới không gian.
Đây sẽ là sứ mệnh thứ năm của phi hành gia Oleg Kononenko. Sứ mệnh này sẽ cộng thêm sáu tháng vào 736 ngày đã tích lũy được của anh trên quỹ đạo Trái đất.
Sau khi hoàn thành sứ mệnh, Oleg Kononenko sẽ vượt qua phi hành gia Nga Gennady Padalka để trở thành người ở trong không gian nhiều nhất thế giới. Gennady Padalka lập kỷ lục thế giới vào năm 2015, trở về Trái đất sau khi đạt được 879 ngày tích lũy.
Sau khi phóng đi vào 15:44 GMT, dự kiến, 2 giờ đồng hồ sau, tàu Soyuz MS-24 sẽ đến được Trạm ISS.
Soyuz MS-24 dự kiến sẽ cập bến mô-đun Rassvet của Trạm vũ trụ ISS. Với sự xuất hiện của MS-24, các thành viên phi hành đoàn của MS-22 sẽ chuẩn bị quay trở lại Trái đất.
Do vụ rò rỉ Soyuz MS-22, phi hành gia NASA Frank Rubio và các phi hành gia Sergey Prokopyev và Dmitry Petelin hiện đã dành cả năm trên quỹ đạo.
Vụ rò rỉ mà người phát ngôn của NASA mô tả là 'khá nghiêm trọng', có nguồn gốc từ hệ thống làm mát của tàu vũ trụ Soyuz MS-22, được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 14/12/2022. Việc rò rỉ đáng kể diễn ra suốt 3 giờ đồng hồ.
Người phát ngôn của NASA Rob Navias cho biết: "Nguyên nhân của vụ rò rỉ này vẫn chưa được biết vào thời điểm này. Các chuyên gia Nga đang tiếp tục xem xét dữ liệu và thảo luận về nguyên nhân có thể gây ra vụ rò rỉ".
Đến ngày 28/3/2023, Trạm ISS đã cho Soyuz MS-22 trở về Trái đất mà không có phi hành gia nào, để các nhà khoa học mặt đất điều tra nguyên nhân.
Phi hành gia NASA Frank Rubio hiện đã chính thức phá kỷ lục của Mỹ về số ngày liên tục ở trong không gian, tích lũy tổng cộng 355 ngày.
Frank Rubio nói trong một đoạn video ghi vào ngày 5/9 và phát sóng trên kênh truyền thông của Truyền hình NASA hôm thứ Ba 12/9 rằng: "Gia đình là nền tảng truyền cảm hứng cho tôi, giúp tôi giữ vững tâm thế trong những ngày trên ISS".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng