"Bộ ba nguyên tử": Pixel - Android One - Android Go và thuyết âm mưu mà Google đã ấp ủ suốt 2 năm qua

    Z-Lion,  

    Với những tính toán cẩn thận kể từ khi khai tử Nexus, Google đang từng bước hoàn thành kế hoạch phủ sóng Android trên mọi phân khúc smartphone của mình.

    Sự biến mất đột ngột của Nexus và kẻ thay thế mang tên Pixel.

    Khi Google từ bỏ dòng thiết bị Nexus vào tháng 10 năm ngoái và tập trung phát triển Pixel, rất nhiều fan cứng của hãng đã “vò đầu bứt tai” trong thời gian dài nhưng vẫn không thể hiểu nổi nguyên nhân nào đã dẫn đến quyết định ấy. Giờ đây, kế hoạch tổng thể của Google đã dần hé lộ và đi vào đúng quỹ đạo với Android One và Android Go.

    Các sản phẩm Nexus thường sở hữu cấu hình khá cao nhằm phát huy tối đa tiềm năng của nền tảng Android. Có những khoảng thời gian, dòng smartphone này có mức giá rất thấp và trở nên cực kỳ thịnh hành mà không cần Google phải quảng cáo quá nhiều. Chính sự trỗi dậy mạnh mẽ ấy đã khiến Google phải tính toán lại tham vọng của mình và quyết định phát triển dòng sản phẩm mới mang tên Pixel.

     Pixel ra mắt ngay khi Nexus đang ở giai đoạn thành công nhất.

    Pixel ra mắt ngay khi Nexus đang ở giai đoạn thành công nhất.

    Có thể thấy, Pixel sở hữu những đặc điểm tương đối giống với Nexus, chỉ khác biệt về mức giá và cách tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, Google vẫn hợp tác với đối tác sản xuất của mình nhằm giải quyết những khó khăn trong việc thiết kế “điện thoại mới”. Bộ phận Google PR luôn khẳng định Pixel là sản phẩm chính hãng của Google, nhưng rất nhiều người lại cho rằng nó chính là “Nexus dưới cái tên khác” mà thôi.

    Từ trước đến nay, ít khi nào Google công khai doanh số sản phẩm của mình, ngoại trừ dòng Chromecast. Vì thế, khó có thể kết luận ngân sách cho chiến dịch quảng cáo Pixel của Google có sức ảnh hưởng ra sao đến số lượng thiết bị bán ra được. Ngay trước khi Pixel 2/2 XL ra mắt, nhiều thông tin cho rằng thế hệ Pixel đầu tiên chỉ chiếm 0.7% số lượng thuê bao di động tại Mỹ.

     Thế hệ smartphone Pixel đầu tiên chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ tại Mỹ.

    Thế hệ smartphone Pixel đầu tiên chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ tại Mỹ.

    Chính quyết định chuyển hướng sang những mục tiêu trên thị trường cao cấp, Google đã tự đưa mình đi vào quỹ đạo giống như Apple và Samsung, nhưng chỉ có thể cạnh tranh về mặt chất lượng, còn doanh số thì lại là cả một câu chuyện khác. Đây là điều chưa từng xảy ra với dòng Nexus trước đó.

    Hãy cùng nhìn lại lịch sử đầy biến động của Nexus, chúng ta có thể phần nào đoán ra được vì sao Google lại tập trung phát triển Pixel. Ngay trước khi dòng sản phẩm này ra mắt, Nexus đã sở hữu những thiết bị giá rẻ như Nexus 4, Nexus 5 và sau đó là cao cấp hơn một chút như Nexus 6 và Nexus 6P.

    Sau khi chương trình Nexus kết thúc, Google đã nhanh chóng hướng đến thị trường cao cấp. Tuy nhiên, thương hiệu Nexus cần phải được tân trang lại rất nhiều nếu thực sự muốn trở thành một thế lực trong phân khúc này và đủ sức thu hút người dùng. Đó chính là thời điểm Pixel ra đời, dù bản chất nó chẳng khác gì Nexus cả.

     Pixel ra mắt nhằm phục vụ tham vọng trong phân khúc cao cấp của Google.

    Pixel ra mắt nhằm phục vụ tham vọng trong phân khúc cao cấp của Google.

    Vậy còn thị trường tầm trung và thị trường nhập cảnh - nguồn kiếm tiền khổng lồ của các nhà sản xuất thì sao? Google không hề bỏ quên điều này, chỉ có điều những thị trường đó không còn là thế mạnh của họ nữa.

    Android One tiếp tục giấc mơ còn đang dang dở của Nexus.

    Ngay khi Nexus nhường chỗ cho Pixel, Android One đã xuất hiện để hoàn thành lời hứa tương tự với chương trình Nexus, vốn tập trung nhiều vào phần mềm hơn là phần cứng. Điểm khác biệt nằm ở chỗ Android One sẵn sàng mở cửa cho bất cứ nhà sản xuất phần cứng nào quan tâm. Điều này cho phép họ tiêu thụ sản phẩm của Google ngay tại thị trường địa phương của họ - một điều mà Google chưa bao giờ làm được.

    Tuy nhiên, với khởi đầu không mấy thuận lợi, đã có thời gian Android One như “bốc hơi” khỏi thị trường và phải đến khi những sản phẩm cao cấp nhất đến từ Xiaomi, Motorola và HTC ra mắt, Android One mới chính thức trở lại. Thế nhưng giờ đây, tương lai của nó lại có giá trị rất khác so với thời điểm mới phát hành, giống như Nexus vậy. Android One đã lần đầu tiên đến với thị trường Mỹ với rất nhiều tính năng đã từng xuất hiện trên Nexus: phần cứng giá thấp với phần mềm tích hợp hệ điều hành Android.

     Android One trở lại ấn tượng với các sản phẩm của HTC, Xiaomi hay Motorola.

    Android One trở lại ấn tượng với các sản phẩm của HTC, Xiaomi hay Motorola.

    Như đã nói ở trên, Nexus không cần đến chiến dịch quảng cáo bài bản của Google mà vẫn có thể trở nên phổ biến, đa số là dựa vào phương pháp “một đồn mười, mười đồn trăm” đến từ những người hâm mộ công nghệ cũng như cộng đồng các lập trình viên. Các thiết bị Android One, ví dụ như Google Play Experience, đều được các nhà sản xuất quảng cáo bình đẳng, giống như những dòng sản phẩm khác.

    Tuy nhiên, nhiều khả năng Google sẽ không chấp nhận ra mắt những sản phẩm Pixel tầm trung thực sự bởi về bản chất, Android One đã cung cấp hàng loạt phiên bản trung cấp của dòng thiết bị này. Khi Android One phát triển mạnh hơn, Android Go - chiến lược thiết bị cầm tay giá dưới 100 USD mới của Google, lại xuất hiện và trở thành phiên bản dành cho bộ phận người dùng thuộc phân khúc thấp. Giống như cách mà Nexus trở thành Pixel, Android One trở thành sự thay thế cho Nexus và Android Go sẽ sớm khỏa lấp khoảng trống mà Android One để lại.

    Android Go - miếng đánh cuối cùng nhắm vào thị trường trung cấp và bình dân.

    Đầu năm nay, Google đã chính thức ra mắt Android Go như một phần mềm tiếp nối sự mệnh mà Android One để lại. Đây là phiên bản hệ điều hành siêu nhẹ dành cho các thiết bị giá rẻ với RAM 1GB hoặc thấp hơn. Google còn tiết lộ họ đã dự định thực hiện điều này từ hai năm trước.

    Bên cạnh đó, Google cũng đã thiết kế các phiên bản Android Go đặc biệt của những bộ ứng dụng phù hợp để chạy trên hệ điều hành Oreo mà vẫn đảm bảo trải nghiệm phần mềm tối ưu bất chấp cấu hình. Dự kiến bắt đầu từ năm sau, Android Go sẽ được ứng dụng rộng rãi trên toàn bộ thiết bị bình dân của Google.

     Android Go nhắm vào thị trường smartphone có mức giá thấp.

    Android Go nhắm vào thị trường smartphone có mức giá thấp.

    Có thể nói, chiến lược này đã giúp Google thực hiện thành công kế hoạch của mình: Sở hữu một thiết bị cao cấp để tận dụng tối đa tiềm năng của Android (Pixel), đồng thời mang phần mềm của mình đến với thị trường trung cấp và bình dân.

    Thực chất, chính phần mềm mới là thế mạnh của Google và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho họ. Nếu dòng thiết bị cao cấp Pixel có thể thu hút khách hàng và các đại lý bán lẻ, nó cũng sẽ trở thành phương tiện để họ trải nghiệm phần mềm do Google cung cấp và góp phần thúc đẩy tham vọng "Android - của - Google".

    Tất cả chính là thuyết âm mưu vĩ đại nhất của Google

    Đây là kịch bản toàn thắng mà Google đã vạch ra ngay từ đầu. Họ lùi một bước nhỏ trong tầm nhìn lẫn kế hoạch quảng bá sản phẩm nhưng vẫn liên tục cập nhật và mở rộng các phiên bản Android. Các nhà sản xuất sẽ gánh hết các chi phí đầu tư cho họ, và nhiệm vụ của họ chính là hỗ trợ phát triển phầm mềm. Người tiêu dùng sẽ đảm bảo được cập nhật thường xuyên với nhiều bản vá bảo mật. Ai cũng có lợi như vậy thì còn điều gì tốt hơn được nữa?

    Các dòng điện thoại tầm trung và bình dân với nhiều phần cứng chất lượng và được cập nhật phần mềm thường xuyên từ lâu đã là một viễn cảnh trong mơ đối với người tiêu dùng. Trong khi Pixel đảm nhận trọng trách chiến đấu trên thị trường cao cấp, Android One sẽ hỗ trợ cho trung cấp và Android Go thì giải quyết tất cả những gì còn lại. Nếu bạn không phải fan cứng của Google thì cũng chẳng sao, Android One vẫn sẽ xuất hiện trong cả thiết bị của những nhà sản xuất khác như HTC U11 Life.

     Kế hoạch phủ sóng Android trên mọi phân khúc của Google đã dần hoàn thành.

    Kế hoạch phủ sóng Android trên mọi phân khúc của Google đã dần hoàn thành.

    Đến tận bây giờ, kế hoạch công phu của Google mới được tiết lộ dù 18 tháng trước, họ đã từng liên tục “bóng gió” về điều này: khai tử Nexus, cho ra mắt Pixel, Android One đột ngột biến mất và sự ra đời của Android Go hồi đầu năm nay. Tất cả dường như chỉ là ngẫu nhiên, nhưng lại vô cùng ăn khớp trong một bức tranh tổng thể hoàn chỉnh.

    Điều thú vị là chiến lược smartphone hiện nay của Google chẳng có gì khác so với thời của Nexus ngoài việc thay đổi nhãn hiệu cùng một số cách tiếp cận hiệu quả hơn để thuyết phục các nhà sản xuất sử dụng hệ điều hành Android. Tuy nhiên, ý tưởng tổng thể thì vẫn chẳng có gì thay đổi: Google đưa ra kế hoạch và các nhà sản xuất thực hiện.

    Giờ đây, khi đã tập trung vào công nghệ trí tuệ nhân tạo, Google sẽ đặc biệt cần đến mạng lưới phần cứng và phần mềm cao cấp của mình, với Pixel sẽ là công cụ để biến giấc mơ của họ thành hiện thực. Trong khi đó, Android One sẽ có thể tập trung phát triển cho tương lai và nhường chỗ lại cho Android Go đầy tiềm năng sẽ sớm trở thành hệ điều hành phổ biến triệu người dùng.

    Xem xét một cách tổng thể kế hoạch của Google, có thể nói họ đã làm rất tốt mà không cần theo bất cứ một quy tắc nào cả, hoặc cũng có thể là họ thực hiện nhanh chóng đến nỗi chúng ta không kịp cảm nhận những thay đổi mà họ tạo ra. Nhưng tóm lại, cuối cùng thì Google cũng đã có một kế hoạch toàn diện và đầy thuyết phục dành cho Android.

    Theo AndroidAuthority

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày