Với tình hình lộ dữ liệu cá nhân phổ biến hiện nay, Bộ Công an nhấn mạnh việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang trở nên cấp bách và cần thiết.
Sáng ngày 5/6, Bộ Công an tổ chức Hội thảo "Xây dựng chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân" với sự phối hợp của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia và Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Chương trình có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành chức năng của Việt Nam có liên quan tới bảo vệ dữ liệu cá nhân; Một số cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, các Hiệp hội, tổ chức quốc tế, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng các chuyên gia, học giả về công nghệ thông tin, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Phát biểu khai mạc, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia nhấn mạnh bối cảnh và thách thức của Việt Nam khi bước vào kỷ nguyên mới với sự đột phá về công nghệ, dữ liệu cá nhân nếu không được bảo vệ đúng cách có thể bị lợi dụng gây ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Việc bảo vệ này cần được thể chế bằng các văn bản quy phạm pháp luật.
Trong báo cáo "Quan điểm, định hướng xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân của Việt Nam", Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an; Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội An ninh mạng quốc gia nhấn mạnh: "Quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân được nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận như là quyền riêng tư và được pháp luật bảo vệ".
Từ những năm 1970, một số quốc gia trên thế giới đã bắt đầu xây dựng luật nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân với cách tiếp và cận và mô hình khác nhau.
Trong đó, các quốc gia gần Việt Nam như Indonesia và Singapore đã ban hành luật tương ứng vào các năm 2008, 2012. Gần đây, vào năm 2018, Nghị viên Châu Âu cũng thông qua Quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (GDPR). Ấn Độ vào năm 2023 cũng ban hành Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân kỹ thuật số.
Từ những kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tiếp thu.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độc phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới, có ngành công nghiệp thông tin có thứ hạng cao trong khu vực và thế giới, cơ sở hạ tầng số và cơ sở hạ tầng dữ liệu phát triển nhanh, hoàn thiện; tỷ lệ người dân dùng điện thoại thông minh, dịch vụ không gian mạng ở mức cao.
Bên cạnh sự phát triển, tình dạng lộ dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến, với các lý do như người dân chưa có ý thức bảo vệ, tình trạng mua bán dữ liệu diễn ra công khai nhưng thiếu cơ sở pháp luật để xử lý. Các doanh nghiệp cho phép đối tác thứ ba tiếp cận dữ liệu khách hàng mà không có quy định chặt chẽ.
Trong năm 2023, Bộ Công an đã chủ động phát hiện, điều tra, xác minh 16 vụ việc lộ mất, rao bán thông tin, bí mật nhà nước và dữ liệu nội bộ trên không gian mạng.
Từ tình trên, việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang trở nên cấp bách và cần thiết. Trong hội thảo, Bộ Công an đã đưa ra một số quan điểm định hướng để xây dựng luật, trong đó sẽ quy định áp dụng với 4 đối tượng chính là Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động tại nước ngoài; Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.
Hội thảo cũng có các tham luận đóng góp để tham khảo, xây dựng, hoàn thiện của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước như Bộ Công thương, Đại sứ quán Ấn Độ, Bộ Ngoại giao Mỹ, Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam; đại diện Google, Meta, Master Card v.v…
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng