Bỏ cổng tai nghe trên iPhone thì không sao nhưng với Android thì quả đúng là thảm họa

    Liam,  

    Apple phải chịu trách nhiệm cho cái chết của cổng tai nghe trên những chiếc smartphone của năm 2018. Nhưng ít nhất thì Apple không bỏ cổng tai nghe theo kiểu "mang con bỏ chợ" như các hãng Android.

    Nếu phải chọn ra cú sốc khó chịu nhất của năm smartphone 2016 thì tôi chắc chắn sẽ chọn cái chết của cổng tai nghe trên iPhone 7. Dù là lý do gì đi chăng nữa, sự thật là đã khai tử một cổng kết nối lâu đời quá quen thuộc với hàng trăm triệu người dùng smartphone (và các loại thiết bị điện tử khác) trong hàng chục năm vừa qua.

    Nhưng có một thứ còn đáng khó chịu hơn cả cái chết của cổng tai nghe trên iPhone: cái chết của cổng tai nghe trên một loạt các mẫu Android ra mắt kể từ 2017 tới nay. Sau khi Apple chứng minh được rằng bỏ cổng tai nghe sẽ không khiến iPhone... ế, các thương hiệu Android cũng đua nhau chạy theo và bỏ luôn cổng kết nối vốn đã có mặt khá đầy đủ trên smartphone Android trong suốt 8 năm trước đó.

     Với iPhone 7, Apple khai tử cổng tai nghe.

    Với iPhone 7, Apple khai tử cổng tai nghe.

    Sự khó chịu chưa dừng ở đây. Trong khi quyết định bỏ cổng tai nghe của Apple là đáng trách, ít nhất công ty của Tim Cook còn chịu suy nghĩ đầy đủ cho người dùng bằng cách ra mắt tai nghe "thực sự không dây" hoặc ra mắt các phụ kiện cho phép vừa sạc vừa cắm tai nghe.

    Dĩ nhiên là Android cũng phải có câu trả lời. Những tưởng tính "mở" của hệ điều hành này sẽ giúp tạo ra một hệ sinh thái phụ kiện tốt hơn, nhưng sự thật lại đang tỏ ra hoàn toàn trái ngược.

    Mới tuần trước, Google đã âm thầm "khai tử" phụ kiện sạc cổng 3.5mm Moshi trên trang bán hàng online Google Store. Phụ kiện này có giá lên tới 45 USD và thậm chí chỉ được đánh giá... 2 sao trên Amazon.

     Phụ kiện sạc cổng tai nghe vừa bị Google loại bỏ khỏi Google Store.

    Phụ kiện sạc cổng tai nghe vừa bị Google loại bỏ khỏi Google Store.

    Không thể vừa nghe vừa sạc

    Điều đáng nói là sau khi Google ngừng bán dongle Moshi, người dùng Android tại Mỹ hiện đang không có cách nào để vừa sạc vừa nghe điện thoại! Trong các hãng Android tên tuổi, chỉ duy nhất Sony là có (đăng) bán phụ kiện sạc cổng 3.5mm. Lý thuyết là vậy, nhưng cả cửa hàng online của Sony lẫn các chuỗi bán lẻ đều không kinh doanh phụ kiện này.

    Cách duy nhất là nhắm mắt mua bừa một vài phụ kiện từ Amazon hay Aliexpress. Thế nhưng, theo Android Police, phần lớn các phụ kiện tương tự trên Amazon đều có đánh giá rất thấp và đều có vấn đề tương thích với các mẫu Android phổ biến. Biên tập viên The Verge đặt hàng thậm chí còn gặp tiếng động lạ khi cắm tai nghe.

     Người dùng Android buộc phải chấp nhận hên xui nếu muốn vừa sạc vừa cắm tai nghe...

    Người dùng Android buộc phải chấp nhận hên xui nếu muốn vừa sạc vừa cắm tai nghe...

    Cách duy nhất còn lại để nghe nhạc trên Pixel 2, Xperia XZ2, Nokia 8 Sirocoo hay Mi 6 trong lúc sạc điện thoại là dùng tai nghe không dây. Nếu bạn có thể chấp nhận các thao tác rườm rà và độ trễ khá lớn của các loại tai nghe Bluetooth "thường", trải nghiệm sử dụng chúng cùng iOS hay Android sẽ là không quá khác biệt. Nếu bạn muốn có trải nghiệm tai nghe không dây tiện dụng nhất, ít vấn đề kết nối nhất, chỉ duy nhất Apple là có câu trả lời với AirPods.

    Nực cười là tưởng dễ nhưng các hãng Android vẫn loay hoay không thể đưa ra trải nghiệm ngang tầm AirPod. Chiếc "true wireless" Sony WF1000X luôn bị chê tơi bời vì mất kết nối 2 tai quá thường xuyên khiến người nghe bực mình. Đến cả PixelBuds cũng khiến người dùng tức giận vì vấn đề kết nối và trải nghiệm sử dụng không thể trau chuốt như Apple. Tai nghe của Google thậm chí còn có dây nối chứ không phải "true wireless" như Apple và Sony.

     Được khá nhiều người dùng Android lựa chọn nhưng Sony WF1000x lại gặp rất nhiều vấn đề về kết nối.

    Được khá nhiều người dùng Android lựa chọn nhưng Sony WF1000x lại gặp rất nhiều vấn đề về kết nối.

    Cái chết của cổng tai nghe vẫn là lỗi của Apple. Nhưng nếu như Apple đáng trách vì khai tử cổng tai nghe thì các hãng Android còn đáng trách hơn, vì họ chỉ bỏ mỗi cổng tai nghe và sau đó bỏ mặc người dùng.

    Tất cả các vấn đề này đều sẽ không xảy ra nếu như bạn chọn mua một chiếc smartphone chất lượng và có cổng tai nghe, ví dụ như Galaxy S9 hoặc LG G7 Thinq chẳng hạn. Đáng tiếc rằng, sự kiên cường của người Hàn Quốc không thể giúp đảo chiều một trào lưu đáng ghét: Google, Motorola, HTC, Sony, Nokia, Huawei và Xiaomi đều đã bỏ cổng 3.5mm trên tai nghe của họ. Nếu một ngày nào đó, Samsung và LG "bỗng dưng" bỏ nốt cổng tai nghe, người dùng Android sẽ gặp phải vấn đề rất lớn: không thể vừa sạc, vừa nghe nhạc trên smartphone Android nữa!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày