Bo mạch chủ mới của mini-STX của Intel, cực nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo hiệu năng
Đây là kích thước mainboard mới hướng tới các sản phẩm HTPC, chỉ lớn hơn máy NUC một chút.
Hiện trên thị trường, chúng ta có một số loại bo mạch chủ thông dụng được sắp xếp theo kích thước, mà phổ biến nhất là mainbỏad ATX và Micro ATX cho các máy tính cá nhân thông thường, mainboard ITX dành cho hệ thống giải trí gia đình HTPC, nhỏ hơn nữa còn có mini-ITX, nano-ITX cho tới các bo mạch trên máy tính NUC.
Kích thước nhỏ hơn đồng nghĩa với việc các thành phần trên bo mạch bị cắt giảm, điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu năng sử dụng và khả năng tùy biến nâng cấp hệ thống của người dùng. Đây cũng chính là trở ngại của người dùng ưa các máy tính nhỏ gọn, như một số máy HTPC và NUC.
Thiết bị đầu tiên sử dụng mainboard mini-STX do ASRock sản xuất.
Hiểu được điều này, Intel và các hãng sản xuất phần cứng đã tung ra một dòng mainboard mới có kích thước cực nhỏ gọn, nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ khả năng nâng cấp phần cứng của người dùng. Mainboard nhỏ gọn này được gọi là mini-STX, kích thước 5x5 (đơn vị inch), chỉ lớn hơn 1 chút so với mainboard trên máy NUC là 4x4 inch. Gần đạt tới độ nhỏ gọn của máy NUC, nhưng main mini-ATX vẫn có đẩy đủ các thành phần của một mainboard cho máy tính cá nhân, bao gồm 2 khe cắm RAM, cổng mini-PCIe, và hơn hết là hỗ trợ socket của CPU máy tính, cụ thể là socket LGA1151 cho Intel Skylake.
Như vậy, mainboard mini-STX sẽ lấp vào khoảng trống giữa sản phẩm mini-ITX và máy NUC, thậm chí có thể thay thế cho mini-ITX trong tương lai khi có thể đáp ứng tốt yêu cầu của một chiếc HTPC. Tuy vậy, một điểm yếu mini-STX gặp phải đó là không có khả năng gắn các card đồ họa rời sử dụng tiếp xúc PCIe, và các vỏ case cho main mini-STX cũng chẳng đủ không gian để làm điều đó. Nhưng phía Intel tỏ ra khá tự tin và cho rằng đây không phải vấn đề quá lớn, khi mà mainboard mini-STX vẫn sử dụng CPU được các bộ vi xử lý Intel Skylake mới nhất với sức mạnh đồ họa tới từ Iris, từng được quảng cáo là có thể đáp ứng tới 3 màn hình 4K cùng lúc. Từng ấy cũng là quá đủ cho một hệ thống xem giải trí trong phòng khách, hay chơi những tựa game không quá nặng.
Các sản phẩm đầu tiên mang vóc dáng của mainboard mini-STX đã được giới thiệu tại CES 2016 vừa qua, đáng chú ý nhất là ASRock, sản phẩm H110M-STX của họ là sản phẩm bo mạch mini-STX đầu tiên trên thị trường. Chi tiết hơn về mainboard của ASRock, nó sử dụng vi xử lý H110 của Intel, có 2 khe cánh RAM DDR4 2133MHz, giao tiếp hình ảnh VGA, HDMI và DisplayPort. Các cổng kết nối của H110M-STX bao gồm 4 cổng USB 3.0, trong đó có một USB Type-C.
Không chỉ có ASRock, tại sự kiện CES năm nay, hãng phần cứng ECS tới từ Đài Loan cũng đã tung ra mainboard mini-STX của riêng họ, được đánh giá khá cao khi hỗ trợ 2 loại chipset là H110 và B150. Ngoài ra, các mainboard này cũng bao gồm các cổng kết nối và khả năng nâng cấp phần cứng tương tự.
Không chỉ các hãng sản xuất mainboard, một sản phẩm vỏ case cho mini-STX đã xuất hiện tới từ nhà sản xuất Silverstone. Kích thước của sản phẩm vừa đủ cho một mainboard mini-STX với các thành phần cơ bản như RAM và quạt tản nhiệt CPU. Ngoài ra, case của Silverstone không có thêm không gian cho bộ nguồn, vì thế hệ thống HTPC sử dụng vỏ case này cần tới một bộ chuyển điện nhỏ gọn vừa đủ cho hệ thống, thay vì bộ nguồn máy tính cồng kềnh.
Hiện tại, chưa có nhiều sản phẩm và phụ kiện hỗ trợ cho mini-STX, nhưng trong tương lai gần, khi mà loại mainboard này dần thay thế cho mini-ITX trong các hệ thống HTPC, nhiều nhà sản xuất sẽ sớm tung ra các thiết bị hỗ trợ về vỏ ngoài cũng như các linh kiện nhỏ gọn bên trong.
Tham khảo PCWorld
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng