Bộ não nhân tạo ưu việt hơn cả não người của Google, Microsoft: Tuyệt vời hay đáng sợ?
Với những bước tiến thần kỳ trong lĩnh vực này, cả hai hãng đều xứng đáng với vị trí dẫn đầu trong cuộc đua tới trí tuệ nhân tạo.
Máy tính từ lâu đã làm rất tốt khi thực hiện các tác vụ được chỉ định, nhưng tỏ ra kém cỏi khủng khiếp khi tự học điều gì đó cho mình.
Vì vậy, người ta đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào những “mạng lưới thần kinh”. Kỹ thuật này là một bước tiến đột phá về trí tuệ nhân tạo, khi bắt chước cấu trúc của bộ não người và cho phép máy tính có thể tự học một cách độc lập.
Nơ ron thần kinh ở người.
Trong khi điều này còn xa lạ với người dùng thông thường, những người khổng lồ về công nghệ đang sử dụng các mạng lưới thần kinh này để làm nên một số điều ấn tượng.
Microsoft đang sử dụng chúng để tạo ra máy dịch ngôn ngữ theo thời gian thực cho Skype. Trí tuệ nhân tạo của Google còn học được chơi các trò chơi Atari qua video và sau đó làm chủ môn Cờ vây hơn 2000 năm tuổi, khi chương trình AlphaGo đánh bại nhà vô địch thế giới Lee Sedol 4-1. Trong khi đó, tế bào thần kinh nhân tạo đầu tiên mới được tạo ra từ năm 1943, nhưng kỹ thuật mạng lưới thần kinh chỉ thực sự cất cánh trong vài năm gần đây.
Theo nhà khoa học máy tính tại trường Đại học Washington, Pedro Domingos, mạng lưới thần kinh là một phần của cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo, cuộc cách mạng với vai trò quan trọng tương đương với việc phát minh ra Internet. Ông Pedro Domingos là tác giả của quyển “The Master Algorithm: How the Quest for the Ultimate Learning Machine Will Remake our World” (Tạm dịch: Thuật toán thống trị: Cuộc tìm kiếm cỗ máy học cuối cùng sẽ định hình lại thế giới của chúng ta như thế nào)
Với kỹ thuật mạng lưới thần kinh, AI có thể học được từ kinh nghiệm: do vậy một lập trình viên sẽ không phải viết đi viết lại các mệnh lệnh về việc hoạt động như thế nào bên trong các dòng lệnh nữa.
“Một tế bào thần kinh nhân tạo trong mạng lưới này sẽ như một tế bào thần kinh thật, nhưng nó giống như so sánh giữa một máy bay và một con chim vậy. Ở một mức độ chi tiết nào đó, chúng rất khác nhau, nhưng điều quan trọng là cả hai đều cũng làm một công việc, chúng đều bay.” Ông Domingos cho biết. “Trong cùng một góc độ, thì não bộ con người và mạng lưới thần kinh rất khác biệt nhau. Một được làm từ silicon, một được tạo ra từ các tế bào, nhưng chúng có thể làm cùng một công việc, đó là học hỏi từ kinh nghiệm.”
Giống như bộ não con người, mạng lưới thần kinh có thể học bằng cách kết hợp – ví dụ cỗ máy dịch của Skype giờ đã dịch từ tiếng Đức sang Anh tốt hơn sau khi nó học được cách dịch từ tiếng Đức sang tiếng Trung Quốc.
Một bức tranh siêu thực được tạo ra bởi AI của Google.
Còn với Google, những mạng lưới thần kinh này không chỉ giúp lái xe ô tô, mà còn được sử dụng để tạo ra các bức tranh vẽ điện tử siêu thực. Công nghệ nhận dạng mẫu đã trở nên tiến bộ đến mức những thuật toán đáng kinh ngạc của Google có thể thấy được bóng của một cái cây và chuyển nó thành một công trình, hay tìm một chiếc lá và làm nó trông giống như một con chim. Trong khi đó, mạng lưới thần kinh của Microsoft đã có thể nhận dạng hình ảnh tốt hơn cả con người.
Những bộ não nhân tạo này đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. Chủ tịch điều hành của Google, ông Eric Schmidt cho biết họ sẽ đứng đằng sau nhiều đợt IPO công nghệ có ý nghĩa trong 5 năm tới.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng