Bộ óc vàng trong làng khoa học: Cô gái 10 tuổi vào đại học, chưa tròn 20 đã trở thành giáo sư
Đang học tiểu học thì lên thẳng đại học, trở thành giáo sư khi chưa 20 tuổi, được NASA mời về làm việc năm lần bảy lượt, được học bổng và giải thưởng danh giá của Bộ Quốc phòng - đây quả là nhân vật "con nhà người ta" trong truyền thuyết!
Nữ giáo sư trẻ nhất thế giới
Nhà khoa học vật liệu người Mỹ Alia Sabur hiện đang nắm giữ kỉ lục là giáo sư trẻ nhất thế giới.
Sabur sinh ra tại thành phố New York vào ngày 22 tháng 2 năm 1989. Ngay từ nhỏ, cô đã sớm bộc lộ những dấu hiệu của thiên tài. Khả năng ghi nhớ và tính toán của cô đã nhiều lần làm thầy giáo và bạn bè phải ngạc nhiên.
Không chỉ phi thường trong học tập, Sabur cũng được đánh giá là một thần đồng âm nhạc. Năm 11 tuổi, cô có buổi biểu diễn solo đầu tiên với bản công-xéc-tô bằng clarinet, và là thành viên thổi clarinet trong ban nhạc giao hưởng Rockland cho đến hiện tại. Với tài năng thiên bẩm và nỗ lực phát triển, Sabur thể hiện tố chất của thần đồng âm nhạc và nhận được nhiều giải thưởng, nổi bật nhất là giải nhất trong cuộc thi biểu diễn Clarinet dành cho nghệ sĩ trẻ xuất sắc. Về phương diện "vận động", Sabur đã lên đai đen Taekwondo khi mới 9 tuổi.
Với kết quả học bổng vượt trội, năm 10 tuổi, Sabur rời khỏi trường công lập nơi cô đang theo học lớp bốn để vào học Trường Đại học Stony Brook tại New York, chuyên ngành Toán Ứng dụng. Bốn năm sau, cô tốt nghiệp loại xuất sắc và trở thành nữ cử nhân trẻ nhất lịch sử nước Mỹ. Sabur học lên thạc sĩ rồi tiếp tục lấy bằng tiến sĩ ngành Khoa học vật chất của Đại học Drexel bang Philadelphia.
Cô được phong hàm giáo sư ngành Công nghệ Tiên tiến Nhiệt hạch tại Đại học Konkuk, Hàn Quốc và bắt đầu làm việc tại đây từ tháng 6 năm 2008, đồng thời trở thành giáo sư trẻ tuổi nhất trong lịch sử, phá kỉ lục năm 1717 của Colin Maclaurin, một học trò của Isaac Newton. Sau một năm làm việc tại Đại học Konkuk, cô trở về New York mà không tái kí hợp đồng với trường.
Năm 2008, Sabur được Sách Kỉ lục Guinness công nhận là giáo sư trẻ nhất thế giới. Cô cũng là người trẻ tuổi nhất từng được nhận học bổng và giải thưởng của Bộ Quốc phòng, NASA, GAANN và NSF.
Cô gái vàng của khoa học
Alia Sabur - cô gái vàng của khoa học
Sabur là người đã đưa ra những công trình nghiên cứu mới mẻ đặt nền móng cho việc phát triển các đầu dò tế bào dạng ống nano dùng trong nghiên cứu y khoa. Cô cũng góp phần vào con đường phát triển thiết bị đo đường huyết không xâm lấn dành cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, Sabur còn phát triển lý thuyết ngăn chặn rò rỉ dầu ở Vịnh Mexico. Tất cả công trình của cô đều được đánh giá cao về mặt học thuật.
Vào tháng 6 năm 2010, cô xuất hiện trên CNN và Fox News để chia sẻ câu chuyện của mình. Với niềm đam mê to lớn dành cho việc dạy học và nghiên cứu, Sabur có lòng tin mạnh mẽ vào tính ứng dụng của kiến thức. Trích dẫn yêu thích của cô là "Biết thôi là chưa đủ, cần phải áp dụng" ("Knowing is not enough, we must apply") của Johann Wolfgang.
Với cương vị giáo sư, Sabur cùng các nhà giáo khác trên khắp địa cầu đã kỉ niệm ngày Nhà giáo Thế giới vào ngày 5 tháng 10 vừa qua thông qua một chuỗi các hoạt động ý nghĩa.
Ngày Nhà giáo Thế giới bắt đầu từ năm 1994 và được tổ chức vào ngày 5 tháng 10 hằng năm. Đây là dịp để các nhà giáo trên thế giới gặp nhau và cùng chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy. Hoạt động này nhằm hỗ trợ các nhà giáo khắp nơi trên thế giới và đảm bảo rằng các chương trình giáo dục luôn gắn bó mật thiết với nhu cầu của những thế hệ tương lai.
Nguồn: Global Young Voices
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng