Với kích thước nguyên mẫu hiện tại, bạn khó có thể vừa đeo chiếc điện thoại kẹp răng này vừa ăn được.
Những tưởng giữa thời đại của các smartphone màn hình lớn, các thiết bị liên lạc cỡ nhỏ đã không còn chỗ đứng, nhưng nếu nó đủ nhỏ, nhỏ đến mức có thể đặt trong đầu những binh sĩ thì lại là câu chuyện khác. Đó cũng chính là công nghệ đang được Bộ Quốc phòng Mỹ rót vốn để tăng tốc phát triển.
Năm 2015, cựu bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, Ash Carter đã tạo ra Đơn vị Thử nghiệm các sáng kiến Quốc phòng (Defense Innovation Unit Experimental - DIUx) với nhiệm vụ giúp các tổ hợp công nghiệp quân sự để bắt kịp tốc độ của Thung lũng Silicon, đặc biệt trong việc phát triển drone, các hệ thống liên lạc, và an ninh mạng. Cho dù được chính quyền Tổng thống Trump hỗ trợ, nhưng DIUx đã phải đối mặt với các lời chỉ trích vì trùng lặp với chương trình DARPA.
Người trong cuộc cho biết chương trình đã nhận được một hợp đồng hàng triệu USD để phát triển các thiết bị liên lạc hai chiều có thể gắn vào răng người dùng. Công nghệ này được gọi là "Molar Mic", có thể sẽ cung cấp cho các thành viên trong lực lượng Không quân Mỹ, và sau đó mở rộng ra các lực lượng quân sự khác. Theo báo cáo của Defense One, Sonitus đã được trao tặng khoảng 10 triệu USD cho dự án.
CEO của Sonitus, Peter Hadrovic giải thích rằng, Molar Mic tương tự như việc bạn nghe thấy âm thanh nghiền ngũ cốc khi đang nhai chúng trong miệng, bằng cách sử dụng "đường thính giác" (auditory pathway) trong răng của bạn. Ông cho biết, người dùng có thể hiểu được âm thanh khi chúng được đưa vào, nhưng dần dần nó sẽ dễ sử dụng hơn. "Trong thời gian khoảng 3 tuần, não của bạn sẽ thích nghi và nó có thể cải thiện khả năng xử lý âm thanh của mình."
Thiết bị sử dụng cảm ứng từ trường tầm gần để đồng bộ với bộ phát, tương tự như Bluetooth. Nó được tùy chỉnh để vừa với miệng của người dùng, sau đó được gắn vào trong răng hàm. Microphone và pin sạc không dây được thiết kế để chống nước.
Nguyên mẫu hiện tại trông có vẻ sẽ gây ra khó chịu và tiềm ẩn nguy hiểm cho người dùng. Nhưng chắc chắn nó sẽ tiện lợi hơn một thiết bị cầm tay đối với những người đang nhẩy dù khỏi máy bay, hoặc đang tham gia chiến đấu và nhiệm vụ giải cứu.
Sonitus bắt đầu phát triển công nghệ này với nguồn vốn từ một quỹ đầu tư phi lợi nhuận thuộc CIA có tên In-Q-Tel (chữ Q lấy cảm hứng từ tên nhân vật chuyên phát triển các vũ khí cũng như đồ chơi công nghệ cao cho James Bond). Nhưng Hadrovic không cho biết liệu CIA có sử dụng công nghệ này hay không.
Sonitus cho biết đã đưa các nguyên mẫu này cho các thành viên giải cứu trên không của Đội cứu hộ 131 thuộc Lực lượng Không quân Vệ binh Quốc gia tại Moffett Field ở Mountain View, California, thông qua chương trình "chiến binh tại nơi cư trú" của DIUx.
Hadrovic cho biết, một số thành viên thuộc lực lượng này đã mang các nguyên mẫu Molar Mic này đến Afghanistan và đang phản hồi về nó. Một nhóm các thành viên cứu hộ trên không khác cho biết, họ sử dụng Molar Mic trong suốt chiến dịch giải cứu sau cơn bão Harvey ở Texas.
Phát ngôn viên của Sonitus nói với Gizmodo rằng, công ty không dự đoán khi nào công nghệ này sẽ ra mắt cho các thị trường phổ thông, thương mại hoặc công nghiệp – và công ty sẽ không đưa nó ứng dụng bên ngoài lĩnh vực quân sự, cho đến khi họ hoàn thành hợp đồng với Bộ Quốc phòng.
Có lẽ chúng ta sẽ phải chờ thêm vài năm nữa trước khi những chiếc điện thoại gắn vào cổ họng bắt đầu xuất hiện.
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng