Chuyên gia quân sự của tờ The Diplomat Harry Kazianis đã đưa ra phân tích về khả năng và vai trò thực sự của DF-21D - “sát thủ diệt tàu sân bay” của Trung Quốc.
Theo Harry, trong những năm gần đây, các cuộc tranh luận gay gắt nổ ra mỗi khi cụm từ “sát thủ tàu sân bay” xuất hiện trên các trang báo hay bài viết của các học giả. Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo DF-21, vẫn còn nhiều nhận định chưa đúng về tên lửa DF-21D của Trung Quốc ở nhiều khía cạnh.
Trong khi nhiều học giả và chuyên gia quân sự đánh giá DF-21D là loại vũ khí có vai trò làm thay đổi cục diện của một cuộc chiến, bản thân tên lửa này thực chất chỉ là một phần trong hệ thống được Bắc Kinh phát triển để bảo vệ lợi ích của họ ở trong và xung quanh chuỗi đảo thứ nhất, đồng thời làm tăng thiệt hại cho những đội quân muốn can thiệp vào lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Tên lửa DF-21D là một thành phần quan trọng trong chiến lược chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc. Mặc dù vậy, chúng ta cần hiểu rõ rằng nó chỉ là một phần của chiến lược này. Tên lửa lửa DF-21D sẽ khiến các nhà hoạch định quân sự Mỹ và đồng minh khó khăn hơn nhưng nó không thể thay đổi cục diện một cuộc chiến.
'Sát thủ diệt tàu sân bay' DF-21D.
Dự án tên lửa DF-21D thực sự là một nghiên cứu đáng chú ý trong quá trình nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc. Bắc Kinh đã nghiên cứu, sao chép công nghệ của Nga và phương Tây, sau đó thay đổi để phù hợp với chiến lược thực tế của của nước này.
Theo một số nguồn tin, những đặc điểm kỹ thuật của tên lửa DF-21D đều được công khai. Tên lửa được phóng từ một hệ thống phóng di động đặt trên xe tải. Radar vượt giới hạn đường chân trời phát hiện tầm xa, vệ tinh giám sát và các phương tiện bay không người lái đều có thể cung cấp những thông tin chỉ dẫn mới và nhanh nhất. Sau đó, tên lửa sẽ lao đến mục tiêu với tốc độ khủng khiếp (có thể từ Mach 10 đến Mach 12). Tên lửa cũng được trang bị một đầu đạn linh hoạt giúp tìm đúng mục tiêu.
Cho đến nay, vẫn có nhiều tranh luận rằng liệu hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và các nước đồng minh phương Tây có thể bảo vệ họ chống lại mối đe dọa từ một loại tên lửa đạn đạo chống hạm được phát triển, thử nghiệm và hoạt động đầy đủ như miêu tả ở trên hay không. Suy xét toàn diện vấn đề này, những câu hỏi hiển nhiên được đặt ra là: Nếu một thứ vũ khí như vậy được phát triển hàng loạt và có thể tránh hệ thống phòng thủ của phương Tây thì phải chăng các tàu sân bay Mỹ giờ đã biến thành "đồ cổ" rồi không?
Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên cần làm rõ điểm quan trọng nhất của vấn đề là liệu tên lửa DF-21D có thực sự hoạt động như nó được giới thiệu? Hiện vẫn có nhiều tranh cãi về khả năng này. Các quan chức Mỹ nhận định hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc đã đạt khả năng hoạt động ban đầu (IOC) từ cách đây vài năm. Trong khi ít nhất hai báo cáo khác cho rằng DF-21D đã được triển khai một số khả năng nhất định thì chưa có tài liệu đầy đủ nào ghi nhận tên lửa DF-21D từng thử nghiệm tấn công một mục tiêu di động tại vùng biển xa bờ.
Mặc dù có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra từ một cuộc thử nghiệm như vậy, chẳng hạn như làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực hoặc trục trặc kỹ thuật dẫn tới sự thất bại của hệ thống có thể phủ nhận khả năng răn đe của nó, nhưng sự hoài nghi về khả năng của DF-21D vẫn tiếp tục tồn tại, trừ phi tên lửa này được thử nghiệm thành công.
Cần quay lại và xem xét kỹ chiến lược quân sự tổng thể của Trung Quốc được phát triển trong hơn 20 năm qua để đánh giá đúng tên lửa đạn đạo chống hạm của Bắc Kinh.
Việc Bắc Kinh theo đuổi chiến lược A2/AD, gồm phát triển một lượng lớn tàu ngầm tiêu chuẩn hiện đại, khoảng 100.000 ngư lôi, trong khi triển khai một lượng lớn tên lửa hành trình tầm xa chính xác và hiện nay là tên lửa đạn đạo chống hạm, là một tín hiệu rõ ràng gửi tới Mỹ rằng tham gia bất cứ cuộc xung đột tại vùng biển gần bờ chống lại Trung Quốc sẽ gây cho Mỹ thiệt hại rất lớn. Rõ ràng, tên lửa DF-21D chỉ là một trong một số vũ khí tạo thành nền tảng của chiến lược A2/AD.
Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ lưỡng thất bại của nước này trong việc ngăn chặn và cản trở (ít nhất trên lý thuyết) Mỹ triển khai hai đội tàu sân bay tại vùng biển quanh Đài Loan trong cuộc khủng hoảng Đài Loan (1995-1996). Kết hợp với những phân tích về cuộc chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1991, xung đột ở Kosovo cũng như các chiến dịch của quân đội Mỹ ở Afghanistan và Iraq, Bắc Kinh đã đưa chiến thuật chiến tranh không đối xứng và tấn công các điểm yếu trong hệ thống quân sự Mỹ vào chiến lược quân sự của nước này.
Chúng ta cũng cần phải xem xét lịch sử và môi trường chiến lược toàn cầu hiện tại. Mục tiêu nhằm vào các phương tiện hoạt động trên vùng biển xa bờ không phải là mới. Chiến lược của Liên Xô cũ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh là tấn công các tàu sân bay Mỹ bằng nhiều hệ thống tên lửa khác nhau. Đây là một trong những lý do khiến Washington phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa AEGIS. Trong khi chắc chắn không hiện đại bằng DF-21D, các quốc gia khác ngày nay đã phát triển nhiều loại tên lửa theo lý thuyết có thể tạo ra những thách thức đối với lực lượng hải quân của Mỹ và đồng minh.
Tên lửa DF-21D của Trung Quốc liệu có thể biến tàu sân bay Mỹ thành "đồ cổ"?
Nguy hiểm thực sự đối với tài sản trên biển của Mỹ và đồng minh đến từ các tên lửa trong chiến lược A2/AD của Trung Quốc khi chúng hoạt động. Khi đánh giá khả năng của quân đội Trung Quốc trong việc thực hiện một loạt cuộc tấn công có thể áp đảo các hệ thống phòng thủ tên lửa của một đội tàu sân bay, quân đội Mỹ có thể buộc phải chiến đấu từ xa. Một học giả nhận định dường như một cuộc tấn công ồ ạt sẽ áp đảo tàu sân bay Mỹ trong một tình huống chiến tranh A2/AD:
“Tên lửa đạn đạo chống hạm có thể không thực hiện sứ mệnh tiêu diệt hạm đội tàu mặt nước mà thay vào đó là gây khó khăn cho các kế hoạch của Mỹ. Chúng chỉ cần bay tới hệ thống phòng thủ vòng ngoài của hạm đội, khiến hệ thống Aegis phải khai hỏa để chống lại những đe dọa đang lao tới. Điều này buộc hạm đội phải sử dụng nhiều đạn dược có chi phí cao, trong khi loại đạn này không dễ dàng được cung cấp thêm trong điều kiện chiến đấu trên biển. Thậm chí, những tên lửa đạn đạo chống hạm bắn không chính xác mục tiêu cũng có thể khiến hệ thống phòng thủ Aegis phải khai hỏa chống lại, làm giảm khả năng phòng thủ trong các cuộc tấn công tiếp theo của quân đội Trung Quốc. Cùng với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo tiêu chuẩn nhằm vào căn cứ của Mỹ và các mục tiêu trên đất liền khác dọc châu Á, các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo chống hạm có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ và đồng minh trong một cuộc chiến trên biển."
Chắc chắn khi đánh giá tên lửa DF-21D và chiến lược A2/AD của Trung Quốc, các học giả phương Tây chỉ có thể đưa ra những dự đoán chính xác dựa trên những thông tin có trong tay. Khi những phân tích như vậy bao gồm nghiên cứu lịch sử, chiến lược hiện tại và những thách thức của Trung Quốc, kết hợp với thông tin về thiết bị quân sự hiện nay của Bắc Kinh, các học giả mới có thể hiểu kỹ càng hơn về tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc.
Những đe dọa, thách thức và tiến bộ mới sẽ luôn tạo ra những rủi ro cho công nghệ quân sự hiện nay. Vì vậy, trong khi cụm từ “sát thủ diệt tàu sân bay” có thể gây ra những phản ứng nhất định, nếu được hiểu không rõ ràng, sức mạnh của chúng đã mất đi một chút huyền bí.
Theo Soha.vn
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng