Bức ảnh chụp phơi sáng 8 năm này được chụp từ một lon bia
Bức ảnh phơi sáng lâu nhất Thế giới lại không phải chụp bằng máy ảnh!
1 tuần sau khi Thế vận hội Olympics London 2012 kết thúc, Regina Valkenborgh - một nữ sinh viên trường Đại học Hertfordshire đặt 1 tấm phim vào bên trong 1 lon bia bên ngoài đài quan sát của trường mình và để quên nó ở đó. 8 năm sau, vào tháng 9 năm 2020 thì tấm phim được lấy ra, và sau khi rửa thì nó được công nhận là bức ảnh chụp phơi sáng lâu nhất từ trước đến nay.
Theo như lời giải thích từ trường Hertfordshire, cô Valkenborgh lúc đó đang nghiên cứu về kỹ thuật chụp ảnh qua lỗ nhỏ (pinhole). Cô tạo 1 chiếc 'máy ảnh tự chế' bằng lon bia để chụp lại hướng đi của Mặt trời trong 1 ngày. Sau 8 năm, tấm phim này không chỉ ghi được 1 mà tới 2953 lượt đi của Mặt trời qua bầu trời của Trái đất và tạo nên một bức ảnh rất đẹp mắt phía trên.
Cô Valkenborgh chia sẻ: "Với tôi, điều thú vị nhất đó là cách chụp ảnh thô sơ này vẫn còn có giá trị trong thời kỳ hiện đại. 1 lon bia lại có thể tạo nên 1 tấm hình phơi sáng lâu hơn rất nhiều so với giới hạn màn chập của những dòng máy ảnh số hiện nay. Đây là 1 bức ảnh độc nhất vô nhị, với những photon ánh sáng đi xuyên qua 1 lỗ nhỏ trên lon bia để đến với tấm phim. Bạn có thể so sánh nó với 1 dấu chân trên cát thay vì vẽ 1 cái chân bằng 1 cái gậy, bàn chân trực tiếp chạm vào lớp cát giống như ánh sáng chạm tới tấm phim."
Bức hình này có tên chính thức là "Những ngày của Mặt trời", ghi lại hành trình của nó ở bầu trời phìa Bắc bán cầu. Đường cong dài nhất là đường đi của Mặt trời trong ngày Hạ chí, ngày dài nhất trong năm và đường ngắn nhất là vào ngày Đông Chí - ngày ngắn nhất trong năm. Những điểm mà ánh sáng yếu là lúc Mặt trời bị mây che khuất, còn những lúc sáng nhất là giữa ngày khi ánh sáng gắt nhất.
"Cũng khá là may mắn khi bức hình không bị hỏng sau 8 năm. Tôi cũng đã thử nghiệm 1 vài lần trước đó nhưng ảnh đều bị hỏng do hơi ẩm. Tôi không có chủ ý tạo nên bức ảnh phơi sáng 8 năm, nhưng cuối cùng thì nó lại không bị hỏng."
Ngoài những yếu tố về môi trường, tấm phim và cả chiếc 'máy ảnh tự chế' này đều không bị con người và động vật động tới. Cả 2 cuối cùng được lấy xuống bởi trưởng bộ phận Kỹ thuật của Đài quan sát, ông David Campbell.
Trên tài khoản Twitter của mình, trường đại học Hertfordshire chia sẻ: "Bức ảnh đã được công bố vào ngày kỷ niệm 50 năm của Đài quan sát, chứng kiến 16% sự hiện diện của đài, 12% thời gian lên ngôi của Nữ hoàng Elizabeth II và 4% của chính bộ môn nhiếp ảnh."
Dạng ảnh chụp lại đường đi của Mặt trời cũng có một tên riêng là "Solargraph". Để chụp được nó, cô Valkenborgh đặt tấm phim bên trong lon bia và chọc 1 lỗ nhỏ (pinhole) lên vỏ lon. Cô cho biết sẽ lưu trữ tấm phim này sau một lớp kính đặc biệt để ánh sáng không bị lọt vào, làm hỏng những tinh thể bạc còn lại trên đó. Kỷ lục về bức ảnh phơi sáng lâu nhất trước bức ảnh này thuộc về nhiếp ảnh gia người Đức Michael Wesely, với 1 tấm hình chụp phong cảnh đường phố trong suốt 3 năm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đích thân "nhá hàng" smartphone màn hình gập ba đầu tiên, sẽ ra mắt trong năm nay
Chiếc Galaxy gập ba sẽ sớm được Samsung trình làng trong năm nay, tuy nhiên mức giá có thể sẽ vô cùng đắt đỏ.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng