Bức tường rêu nhỏ tí này chính là giải pháp lọc khí mới, hiệu quả bằng gần 300 cây xanh lại di chuyển thoải mái không cần chặt hạ
Ô nhiễm môi trường đang trở thành yếu tố thầm lặng gây nguy hiểm bậc nhất cho sức khỏe lâu dài của con người. Thách thức đó là có thật và các nhà khoa học Đức đã phát minh ra Citytree - có thể góp phần giải quyết được vấn đề nhức nhối đó.
Theo một khảo sát gần đây, chất lượng không khí đặc biệt tồi tệ tại những vùng nội thành. Hơn 80% người dân sống trong các khu vực trung tâm được cho là phơi nhiễm không khí ô nhiễm vượt mức cho phép của WHO.
Nếu tình trạng đó còn tiếp diễn đến năm 2050, 2/3 dân số sống tại đô thị sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe hệ hô hấp.
Chất lượng không khí tại các đô thị lớn như Bắc Kinh, New York đang ngày càng trở nên tệ hại. Hồi chuông báo động tới sức khỏe của con người.
Một cách cơ bản để giảm ô nhiễm không khí là trồng cây, để lá cây hút các phân tử nguy hại. Tuy nhiên, trồng cây mới đôi lúc không phải là chọn lựa khả thi.
Tuy nhiên, một thức tế đáng buồn rằng mật độ cây xanh trên toàn thế giới, đặc biệt ở các đô thị đang giảm đi đáng kể. Thậm chí ở Hà Nội, mật độ cây xanh chỉ ở mức 2 - 3m2/ đầu người.
Đó là lý do vì sao CityTree, một thiết bị di động loại chất ô nhiễm, đã mọc lên ở các thành phố trên thế giới như Oslo, Paris, Brussels và Hong Kong.
Mỗi CityTree chỉ cao dưới 4m, với hai phiên bản: có ghế và không ghế.
"CityTree" có tác động môi trường bằng 275 cây cối thông thường. Sử dụng rêu có diện tích lá rộng lớn, nó thu giữ và lọc các chất gây ô nhiễm không khí tồn tại trong bầu khí quyển.
Hãng Green City Solutions ở Berlin cho rằng sáng chế này có lợi cho môi trường tương đương 275 cây cối thông thường.
Nhưng CityTree trong thực tế không hẳn là một cái cây - mà là một “vườn rêu”.
"Các vườn rêu có một diện tích lá bề mặt lớn hơn nhiều so với bất kỳ loài thực vật nào. Nó có thể hấp thu được nhiều chất gây ô nhiễm hơn", Zhengliang Wu, đồng sáng lập của Green City Solutions, phát biểu trước báo giới.
Những Citytree được đặt rải rác ở nhiều vị trí, về cơ bản, nó giống như một bảng hiệu quảng cáo màu xanh và tuyệt nhiên không chiếm quá nhiều quỹ đất.
CityTree còn có wifi cho phép các bộ cảm ứng đo chất lượng không khí khu vực.
Các bề mặt khổng lồ của rêu được lắp trong mỗi cây có thể loại bỏ bụi, khí nitrogen dioxide và ozone khỏi không khí. Thiết bị tự động và không tốn nhiều chi phí và thời gian bảo dưỡng: các tấm pin mặt trời cung cấp điện, trong khi nước mưa hứng vào bồn chứa rồi bơm vào đất trồng.
Để theo dõi sức sống của rêu, CityTree có các bộ cảm đo độ ẩm của đất, nhiệt độ và chất lượng nước
Một Citytree đặt tại Paris, nước Pháp.
“Chúng tôi còn gắn các bộ cảm ô nhiễm bên trong thiết bị giúp theo dõi chất lượng không khí và báo cho nhà quản lý biết hiệu quả của cây”, Wu nói.
Các nhà sáng chế cho biết mỗi CityTree có thể hút khoảng 250g dạng hạt mỗi ngày và góp phần vào hấp thu khí nhà kính với mức loại bỏ 240 tấn CO2 mỗi năm.
Citytree thật sự thân thiện với con người, nó vừa là một thiết bị công nghệ cao cấp, vừa là một " lá phối xanh " đúng nghĩa.
Một phát minh hữu ích trong bối cảnh hiện tại, hy vọng trong thời gian tới, các nhà khoa học và sẽ tiến hành nhân rộng và hoàn thiện Citytree hơn nữa.
Theo CNN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng