Bước vào cửa hàng, nhìn đâu cũng toàn iPhone và Samsung: Sao không thử 1 lần mua điện thoại hãng khác?
Điện thoại cao cấp ngày nay không đáng mua. Chính những thiết bị tầm trung lại cho thấy sự thú vị của riêng mình. Chỉ tiếc là chúng ta có rất ít cơ hội để mua.
- Ra mắt smartphone giá rẻ có thiết kế "chất nhất quả đất": Mặt lưng tháo rời, đi kèm cả tô vít, chip Dimensity 7300, giá từ 4.8 triệu đồng
- Xiaomi "tuyên chiến" Samsung: Xác nhận sẽ ra mắt MIX Fold 4, MIX Flip ngay sau khi Galaxy Z Fold6, Flip6 ra mắt
- Đánh giá OPPO Reno12 Series: AI sẽ là thứ giúp bạn gắn bó với "dòng chảy bạc"
- Kỳ vọng gì từ sự kiện Galaxy Unpacked 2024 sắp tới của Samsung: Phiên bản mới của Galaxy Z, Galaxy Buds, Galaxy Watch, Galaxy Ring
- OPPO vừa ra mắt smartphone giá dưới 6 triệu: Thiết kế như Find X7, màn hình AMOLED 120Hz, dùng chip của 3 năm trước nhưng người Việt không nên mua vì lí do này
Nếu cảm thấy điện thoại thông minh hiện nay thật nhàm chán, bạn không đơn độc. Thực tế là gần như toàn bộ thiết bị trong phân khúc cao cấp của thị trường điện thoại thông minh đang trì trệ và thiếu đi sự cạnh tranh.
Trong vài năm qua, các mẫu flagship hàng đầu chỉ mang đến những bản nâng cấp nhỏ về hiệu năng trên một thiết kế cũ và các tính năng AI phần nhiều là mánh lời quảng cáo. Trong khi đó, phân khúc tầm trung lại có nhiều điểm sáng và đây mới là lựa chọn hợp lý nhất hiện tại.
Thế nhưng, đa số người tiêu dùng ngoài kia vẫn sẵn sàng đánh đổi một số tiền lớn, thậm chí là chắt bóp, vay mượn để mua những mẫu smartphone cao cấp và đắt tiền nhất thay vì mua điện thoại tầm trung. Điều này xuất phát từ đâu?
Cao cấp nhưng nhàm chán
Những con số dưới đây là chứng minh cho sự trì trệ và thiếu đổi mới trong phân khúc điện thoại cao cấp. Trong năm 2023, có không tới 500 mẫu điện thoại mới được ra mắt nhưng gần 400 trong số đó là từ các thương hiệu Trung Quốc và các thiết bị tầm trung của các công ty OEM, hầu hết trong số đó là những thương hiệu mà người tiêu dùng ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Úc chưa từng nghe đến.
So sánh với năm 2014, thời điểm có 829 điện thoại ra mắt và các công ty đều tranh giành nhau một miếng bánh flagship. Motorola, LG, Nokia và Sony đối đầu trực diện với Samsung, trong khi chúng ta, những người tiêu dùng, gặt hái thành quả với sự đổi mới tuyệt vời và giá cả cạnh tranh.
Bây giờ chúng ta chỉ còn Samsung và Apple, với dòng Pixel Pro của Google ở vị trí thứ ba. LG đã biến mất, Nokia chỉ còn là thương hiệu ngách, Motorola rời khỏi thị trường cao cấp và Sony đã rút lui về Nhật Bản để bảo vệ lãnh địa của mình.
Ngày nay, khi bước vào cửa hàng bán lẻ địa phương, bạn sẽ không thấy nhiều lựa chọn. Tất cả đều là Samsung Galaxy và iPhone.
Mua điện thoại không còn thú vị nữa; những thiết kế cũ kỹ là tất cả những gì chúng ta có, và "sự đổi mới" duy nhất là một loạt các mánh lới AI. Rõ ràng là sẽ không thể trông mong vào bất kỳ sự bứt phá lớn nào từ các thương hiệu này.
Điện thoại tầm trung hóa ra lại thú vị
Thay vì chỉ chăm chăm nhìn các mẫu hàng đầu, hãy thử xem xét những gì đang diễn ra trong phân khúc tầm trung của thị trường điện thoại thông minh, nơi sự đổi mới và phấn khích đang cất cánh. Những thiết bị này không còn là phiên bản yếu hơn của những cái tên "đầu đàn", mà đã trở thành một sản phẩm riêng biệt.
Tâm điểm của sự đổi mới điện thoại thông minh đang diễn ra ở đây. Chúng ta thậm chí có những chiếc điện thoại màn hình gập như Nubia Flip 5G hay Motorola Razr, trong khi OnePlus mang đến những mẫu có cấu hình mạnh mẽ nhưng giá cả phải chăng và khả năng chụp ảnh tuyệt vời như OnePlus 12R. Nothing Phone 2 tiếp tục đẩy thiết kế đến giới hạn và thậm chí Google Pixel 8a cũng là một thiết bị thú vị để sử dụng và ngắm nhìn.
Phần mềm cũng không hề kém cạnh. OnePlus mang đến trải nghiệm Android cấp độ flagship gọn gàng và nhanh nhạy vào chiếc 12R tầm trung.
Thế nhưng, điều trớ trêu là chúng ta lại không mua được chúng.
Samsung và Apple đã giành được sự thống trị thị trường ở các nền kinh tế phát triển thông qua sự kết hợp giữa phát hành sớm, tiếp thị khéo léo và nhiều thỏa thuận ngầm với các chuỗi bán lẻ và nhà mạng lớn.
Họ loại bỏ những đối thủ cạnh tranh tầm thấp theo cách này. Những cái tên ít tên tuổi không có chỗ trên những kệ hàng và không được quảng bá đúng mức.
Nhưng thế giới đang thay đổi, thị trường điện thoại thông minh ở các nước đang phát triển đang tăng mạnh và mọi người đang chuyển dần sang mua điện thoại giá rẻ.
Phân khúc này dự kiến sẽ tăng trưởng lên tới 5 nghìn tỷ đô la vào năm 2025, trong khi doanh số bán điện thoại thông minh ở các thị trường phát triển vẫn trì trệ.
Các OEM Android tầm trung, nhanh nhẹn và sáng tạo, có thể cung cấp cho những người dùng này những gì họ muốn, mang đến sự mới mẻ ở Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Phi.
Sự hồi sinh đang diễn ra trên thị trường tầm trung chứng minh Android không chỉ là một hệ điều hành mà còn là một nền tảng khuyến khích sự cạnh tranh và đổi mới.
Những thiết bị tầm trung này không còn là những chiếc điện thoại giá rẻ dành cho những người thu nhập thấp mà là những thứ đại diện cho tương lai của Android.
Đôi khi, vấn đề cũng không hẳn đến từ giá cả. Nhiều người sẵn sàng chi tiền cho những thiết bị tuyệt vời và sáng tạo nếu chúng đáng giá.
Nhưng thị trường cao cấp không đáp ứng được những gì người dùng muốn dù tính phí hàng nghìn USD cho một thiết bị. Các bản nâng cấp nhỏ nhặt, thiết kế cũ kỹ và các mánh lới AI nhàm chán không mang lại gì ngoài việc khiến bạn bỏ phí đi vài chục triệu.
Nhiều flagship đang thống trị các kệ hàng lúc này, nhưng điều đó có thể thay đổi khi điện thoại tầm trung sáng tạo hơn chen chân vào. Vì vậy, đừng quá tin rằng chỉ điện thoại cao cấp mới tốt. Lần tới, hãy thử một số cái tên xa lạ và có thể bạn sẽ phấn khích và có thêm niềm tin rằng mua điện thoại Android giá rẻ cũng chẳng kém cạnh.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng