Nhiều người cho rằng cà phê giúp nâng cao sự tỉnh táo của não, khiến bản thân thông minh hơn, hiệu suất làm việc cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế liệu có đúng như vậy không?
Theo tiến sỹ Theresa Aobuli thuộc Đại học Florida - Hoa Kỳ, uống quá nhiều cà phê dễ tác động tới hệ thần kinh của người, khiến cho tinh thần căng thẳng, làm mất nước ở tổ chức đại não, giảm sự cung ứng máu và có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa đại não.
Nhiều người cho rằng cà phê giúp nâng cao sự tỉnh táo của não, khiến bản thân thông minh hơn, hiệu suất làm việc cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế liệu có đúng như vậy không? Nghiên cứu phát hiện, lượng caffeine trong cà phê chỉ có thể nâng cao hiệu suất làm việc đối với những công việc không cần tới tư duy trừu tượng. Có một sự thống nhất chung giữa các nghiên cứu về caffeine rằng nó giúp tăng cường năng suất lao động ở một số loại hình công việc nhất định.
Đối với những công việc trực quan, tức là không cần những suy nghĩ hay tư duy trừu tượng, caffeine nâng cao năng suất và chất lượng công việc. Chất này còn chứng tỏ khả năng của nó trong việc giúp tăng cường trí nhớ, đặc biệt là các loại trí nhớ tường thuật ngắn hạn, ví dụ như một sinh viên sử dụng caffeine để nhớ các câu trả lời của bài kiểm tra. Dường như caffeine có thể đẩy nhanh tốc độ tư duy của bạn, tăng cường khả năng trí nhớ máy móc. Tuy nhiên, nó lại không giúp gia tăng tư duy sáng tạo của bạn. Hơn nữa, khi cơ thể người ngày càng ỷ lại vào caffeine, buộc bạn phải nạp nhiều hơn lượng caffeine mới đạt được hiệu quả nâng cao tỉnh tảo.
Trước đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy uống trên 5 tách cà phê/ngày có thể làm gia tăng nguy cơ ảo giác thính giác. Một nghiên cứu trong năm 2009 cũng phát hiện, uống trên 3 tách cà phê/ngày sẽ khiến khả năng ảo giác thính giác tăng gấp 3 lần so với người bình thường. Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác, caffeine cho thấy nó có tác dụng đối với những người hành động theo bản năng - tức là chấp nhận hi sinh sự chính xác và chất lượng để có tốc độ. Như vậy, khi muốn dùng caffeine để cải thiện năng suất lao động, bạn cần nhớ nó chỉ gia tăng tốc độ chứ không gia tăng hiệu quả làm việc.
Các nhà khoa học khuyên rằng mỗi ngày chúng ta không nên nạp vào cơ thể lượng caffeine vượt quá 417mg. Mỗi ngày nạp 600mg caffeine có thể gây lo âu, khó thở, thậm chí rối loạn nhịp tim. Khi caffeine vào trong cơ thể sau 10-15 phút con người bắt đầu có cảm giác nôn nao và cảm giác này kéo dài liên tục từ 2-3 giờ. Những người có thói quen mỗi ngày nạp 300mg caffeine nếu đột nhiên ngừng lại sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, trầm cảm, khó chịu, run rẩy, nhức đầu.
Tham khảo Lifehacker
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng